Đã dần lộ diện ứng cử viên tiềm năng các vị trí lãnh đạo chủ chốt còn lại của Việt Nam?

© AFP 2023 / Stringer / Vietnam News AgencyThủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chúc mừng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chúc mừng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. - Sputnik Việt Nam, 1920, 18.03.2021
Đăng ký
Bên cạnh Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, các ứng cử viên “tiềm năng” cho các vị trí Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Quốc hội, thế hệ lãnh đạo chủ chốt mới của Việt Nam cũng dần lộ diện, rõ ràng hơn.

Theo đó, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc được giới thiệu ứng cử Quốc hội khối Chủ tịch nước. Đồng chí Phạm Minh Chính sẽ ứng cử Quốc hội ở khối Chính phủ. Bí thư Hà Nội đương nhiệm, ông Vương Đình Huệ sẽ tham gia ở khối Quốc hội.

Những ứng cử viên tiềm năng cho thế hệ lãnh đạo mới của Việt Nam

Như Sputnik Việt Nam đã thông tin, cuối tháng 1/2021 vừa qua, đồng chí Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa XII, Chủ tịch nước của Việt Nam, đã tiếp tục được tín nhiệm cao và tái đắc cử vị trí người lãnh đạo cao nhất Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII.

Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh Nguyễn Văn Nên trao Bằng khen cho Mẹ Việt Nam Anh hùng Ngô Thị Quýt, người được vinh danh “Những tấm gương thầm lặng mà cao cả” lần thứ 4. - Sputnik Việt Nam, 1920, 17.03.2021
Vị lãnh đạo này là Ủy viên Bộ Chính trị nhưng không ứng cử đại biểu Quốc hội

Cần phải nhắc lại rằng, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tái đắc cử với số phiếu gần như “tuyệt đối”. Nhiều cử tri Việt Nam đã “vỡ òa” cảm xúc khi người đứng đầu Đảng Cộng sản Việt Nam tiếp tục được bầu với uy tín và sự tín nhiệm cao, thể hiện nguyện vọng, niềm tin của cán bộ đảng viên và củng cố vững chắc niềm tin của nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng.

Ngày 18/3, với việc thông báo về 205 người ứng cử Đại biểu Quốc hội ở các cơ quan Trung ương với sự tín nhiệm đạt tới 100%, thế hệ lãnh đạo mới của Việt Nam với những ứng cử viên tiêu biểu, có đức, có tài, giàu tài năng, đầy tâm huyết, trách nhiệm với quốc gia, dân tộc, sự phát triển của đất nước đã dần được hé lộ.

Theo đó, thông tin đáng chú ý nhất, được các cơ quan truyền thông nhấn mạnh hôm nay chính là việc ba đồng chí Nguyễn Xuân Phúc – Thủ tướng Chính phủ của Việt Nam hiện tại – được giới thiệu ứng cử đại biểu Quốc hội khối Chủ tịch nước.

Ông Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương, được giới thiệu ứng cử đại biểu Quốc hội ở khối Chính phủ.

Trong khi đó, Bí thư Thành ủy Hà Nội Vương Đình Huệ (đương nhiệm), được giới thiệu ứng cử ĐBQH khối Quốc hội. Dư luận đang tập trung sự chú ý đến vấn đề nhân sự “chủ chốt” này.

© Ảnh : Văn Điệp - TTXVNBí thư Thành ủy, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội Vương Đình Huệ phát biểu.
Đã dần lộ diện ứng cử viên tiềm năng các vị trí lãnh đạo chủ chốt còn lại của Việt Nam? - Sputnik Việt Nam, 1920, 18.03.2021
Bí thư Thành ủy, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội Vương Đình Huệ phát biểu.

Như tin đã đưa, hôm nay, 18/3, Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tổ chức Hội nghị Hiệp thương lần thứ hai để thỏa thuận lập danh sách sơ bộ người của các cơ quan Trung ương ứng cử đại biểu Quốc hội khóa XV.

Theo thông tin được công bố rộng rãi, đối với khối Chủ tịch nước, có ba đồng chí được giới thiệu ứng cử đại biểu Quốc hội khóa XV. Gây bất ngờ nhất chính là việc đồng chí Nguyễn Xuân Phúc (hiện đang là người đứng đầu Chính phủ và Thủ tướng của Việt Nam) được tin tưởng và giới thiệu ứng cử ĐBQH ở khối Chủ tịch nước.

© AFP 2023 / Nhac NguyenÔng Nguyễn Xuân Phúc.
Đã dần lộ diện ứng cử viên tiềm năng các vị trí lãnh đạo chủ chốt còn lại của Việt Nam? - Sputnik Việt Nam, 1920, 18.03.2021
Ông Nguyễn Xuân Phúc.

Bên cạnh Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, hai người khác thuộc khối này được giới thiệu ra ứng cử ĐBQH gồm có ông Lê Khánh Hải, Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước và bà Võ Thị Ánh Xuân, Bí thư Tỉnh ủy An Giang.

Danh sách các ứng cử viên được giới thiệu ở khối Chính phủ gồm có 15 người. Đáng chú ý nhất là đồng chí Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương được giới thiệu ứng cử đại biểu Quốc hội khóa XV cùng với đại diện, các thành viên Chính phủ khác (Bộ trưởng, các Phó Thủ tướng…).

 Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng và các đại biểu giơ tay biểu quyết tại hội nghị. - Sputnik Việt Nam, 1920, 11.03.2021
100% đồng ý: Việt Nam giới thiệu Tổng Bí thư, Thủ tướng ứng cử Đại biểu Quốc hội
Ngoài ông Phạm Minh Chính còn có đồng chí Nguyễn Hồng Diên, Phó trưởng ban Tuyên giáo Trung ương, ông Hồ Đức Phớc, Tổng kiểm toán Nhà nước, Thượng tướng Phan Văn Giang, Tổng tham mưu trưởng Quân đội Nhân dân Việt Nam, Thứ trưởng Quốc phòng, ông Nguyễn Kim Sơn, Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội, ông Bùi Thanh Sơn, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, bà Phạm Thị Thanh Trà, Thứ trưởng Bộ Nội vụ, ông Nguyễn Văn Hùng, Thứ trưởng Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch.

Riêng ở khối Quốc hội, danh sách các đại biểu được giới thiệu ứng cử cũng gây bất ngờ không kém với nhiều gương mặt mới, số lượng gồm 130 đồng chí. Đáng lưu ý nhất là nguyên Phó Thủ tướng, đương kim Bí thư Thành ủy Hà Nội Vương Đình Huệ được tín nhiệm và giới thiệu ra ứng cử ĐBQH khối Quốc hội.

Ngoài Bí thư Vương Đình Huệ, còn có đồng chí Chủ tịch Trung ương Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Trần Thanh Mẫn, Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị, Thượng tướng Trần Quang Phương, Bí thư Tỉnh ủy Khánh Hòa Nguyễn Khắc Định, Chủ nhiệm Tổng cục Công nghiệp quốc phòng, Trung tướng Trần Hồng Minh, Bí thư Tỉnh ủy Đắk Lắk Bùi Văn Cường, Bí thư Tỉnh ủy Đồng Nai Nguyễn Phú Cường, Bí thư Đảng ủy Khối doanh nghiệp Trung ương Y Thanh Hà Niê Kđăm, Phó chánh Văn phòng Trung ương Nguyễn Đắc Vinh và một số vị khác.

Ngoài việc đồng chí Nguyễn Xuân Phúc là “trường hợp nhân sự đặc biệt”, thông tin với các cơ quan truyền thông về việc vì sao nhân sự đang ở khối này lại được giới thiệu sang khối khác (như Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Phạm Minh Chính – lãnh đạo Ban Đảng Trung ương lại được giới thiệu sang khối Chính phủ, hay như Bí thư Hà Nội Vương Đình Huệ…), Phó Chủ tịch, Tổng Thư ký Mặt trận Tổ quốc Việt Nam – ông Hầu A Lềnh cho biết, đây là những cán bộ thuộc diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý.

“Các cấp có thẩm quyền phân công và sẽ thông báo cụ thể”, đồng chí Hầu A Lềnh nhấn mạnh.

Nhân sự cấp cao của Việt Nam “không nên coi là bí mật”

Theo thông tin tại Hội nghị Hiệp thương lần thứ hai để thỏa thuận lập danh sách sơ bộ người của các cơ quan Trung ương ứng cử đại biểu Quốc hội khóa XV, Đoàn Chủ tịch cho biết, việc giới thiệu người ứng cử đại biểu Quốc hội khóa mới diễn ra từ 24/2 đến 14/3.

“Cơ quan, tổ chức, đơn vị ở Trung ương đã tổ chức đúng, đủ các bước giới thiệu người ứng cử đại biểu Quốc hội khoá XV”, Đoàn Chủ tịch nhấn mạnh.

Công tác nhân sự được chú trọng kỹ lưỡng, đến thời điểm này, chưa hề có trường hợp nào bị nêu các vấn đề hoặc vụ việc liên quan đến người được giới thiệu ứng cử cần phải xác minh, bầu, bỏ phiếu tín nhiệm lại.

Quang cảnh hội nghị. - Sputnik Việt Nam, 1920, 11.03.2021
Vì sao ông Hầu A Lềnh không còn trong danh sách ứng cử Đại biểu quốc hội?

Như Sputnik đã thông tin, tại Hội nghị, Đoàn Chủ tịch khẳng định, có 205/205 người được giới thiệu ứng cử đại biểu Quốc hội khoá XV đều được 100% cử tri tín nhiệm giới thiệu.

Trong số này, có 204 người, cử tri nơi công tác bày tỏ sự tín nhiệm bằng hình thức biểu quyết giơ tay và một trường hợp được bày tỏ tín nhiệm bằng hình thức “bỏ phiếu kín”.

Đoàn Chủ tịch nhấn mạnh, các cơ quan được phân bổ đại biểu đều giới thiệu đúng số lượng đại biểu Quốc hội.

Riêng các cơ quan Đảng được phân bổ 10 đại biểu, nhưng giới thiệu 11 người. Các cơ quan của Quốc hội, cơ quan thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Văn phòng Quốc hội (đại biểu Quốc hội chuyên trách ở Trung ương) được phân bổ 133 đại biểu, nhưng chỉ giới thiệu 130 người.

Phát biểu tại Hội nghị, nhiều thành viên Đoàn Chủ tịch khẳng định công tác cán bộ, đặc biệt là nhân sự cấp cao đối với khối các cơ quan chủ chốt như Chủ tịch nước, Chính phủ, Quốc hội thì Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư có thẩm quyền phân công, điều động và định hướng.

Tuy nhiên, khi ra ứng cử đại biểu Quốc hội cũng có yêu cầu phải giải thích rõ ràng, thông tin cụ thể về vị trí dự kiến mà “ứng cử viên” sẽ ứng cử để đảm trách sau khi tham gia ứng cử vào Quốc hội.

Các đại biểu nhấn mạnh, đây là công việc cần thiết, không nên coi là bí mật, đồng thời sẽ giúp cử tri, nhân dân cả nước được thông tin công khai, đầy đủ để đưa ra quyết định chính xác, đúng đắn nhất khi bỏ phiếu bầu cử.

Đồng chí Hầu A Lềnh khẳng định, văn bản thông báo của Đảng về công tác cán bộ là “văn bản mật” nên không thể sao lưu gửi các cụ, các vị Đoàn Chủ tịch.

“Như đồng chí Trần Thanh Mẫn sang Quốc hội, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc thì thông báo là ở khối Chủ tịch nước, đồng chí Phạm Minh Chính thì ở khối Chính phủ”, Phó Chủ tịch, Tổng thư ký Ủy ban TƯMTTQ Việt Nam xác nhận.
© AFP 2023 / Hoang Dinh NamĐồng chí Phạm Minh Chính.
Đã dần lộ diện ứng cử viên tiềm năng các vị trí lãnh đạo chủ chốt còn lại của Việt Nam? - Sputnik Việt Nam, 1920, 18.03.2021
Đồng chí Phạm Minh Chính.

Mặc dù vậy, ông Hầu A Lềnh nhấn mạnh, ngay sau Đại hội XIII của Đảng, công tác cán bộ đã và đang được hoàn thiện từng bước, có sự luân chuyển từ vị trí này sang vị trí khác, do đó danh sách người ứng cử được lập và gửi tới các vị có tình trạng người ở khối này ứng cử ở khối khác.

“Tuy vậy, thông tin về người ứng cử thì hoàn toàn công khai, minh bạch”, đại diện Đoàn Chủ tịch nêu rõ.

Nhiều gương mặt mới trong bộ máy nhà nước, chính quyền của Việt Nam

Bộ máy chính quyền, Nhà nước của Việt Nam thêm nhiều gương mặt mới đáng chú ý.

Bên cạnh khối các cơ quan như Chủ tịch nước, Chính phủ, Quốc hội, khối các cơ quan Đảng cũng có nhiều ứng cử viên mới theo danh sách người ứng cử gửi tới các ủy viên Đoàn Chủ tịch đã được dự kiến.

Các đại biểu kết thúc phiên họp sáng 30/1.  - Sputnik Việt Nam, 1920, 26.02.2021
Điểm mới về độ tuổi cán bộ, công chức, viên chức được phép ứng cử Đại biểu Quốc hội năm 2021

Theo đó, khối các cơ quan Đảng được phân bổ 10 đại biểu, nhưng đến nay giới thiệu 11 người (tăng 1 đồng chí). Cụ thể, các đồng chí nhận được sự tín nhiệm gồm Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng (hiện đang là Tổng Bí thư, Chủ tịch nước của Việt Nam), ông Trần Tuấn Anh, trưởng Ban Kinh tế Trung ương, Bộ trưởng Bộ Công Thương đương nhiệm, ông Lê Minh Hưng (chánh Văn phòng Trung ương, nguyên là Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, bà Bùi Thị Minh Hoài, Bí thư Trung ương Đảng (tuy nhiên, hiện vẫn chưa phân công chức danh cụ thể).

Ngoài ra còn có đồng chí Trương Thị Mai, Trưởng Ban Dân vận Trung ương, Thượng tướng Nguyễn Trọng Nghĩa, trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương, ông Nguyễn Xuân Thắng, Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia HCM, ông Võ Văn Thưởng, Thường trực Ban Bí thư, ông Phan Đình Trạc, Trưởng Ban Nội chính Trung ương, ông Trần Cẩm Tú, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương) và ông Lê Hoài Trung, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Việt Nam.

Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Trần Sỹ Thanh ứng cử khối Kiểm toán Nhà nước (thay cho đồng chí Hồ Đức Phớc).

Bên cạnh đó, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên 29 đại biểu. Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Kiểm toán Nhà nước mỗi nơi một đại biểu.

Cụ thể, khối Tòa án Nhân dân Tối cao, ông Nguyễn Hòa Bình, Chánh án TAND Tối cao tiếp tục được giới thiệu ứng cử ĐBQH khóa mới.

Tương tự, khối Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao, ông Lê Minh Trí, Viện trưởng VKSND Tối cao đương nhiệm cũng sẽ tiếp tục tham gia ứng cử ĐBQH khóa XV.

Hy vọng thế hệ lãnh đạo mới sẽ giúp Việt Nam có thêm nhiều kỳ tích

Phát biểu sáng nay, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Trần Thanh Mẫn nêu rõ, tổ chức hiệp thương, giới thiệu người ứng cử đại biểu Quốc hội, đại biểu HĐND là một giai đoạn hết sức quan trọng trong quá trình tổ chức bầu cử.

© AFP 2023 / Nhac NguyenQuốc hội Việt Nam.
Đã dần lộ diện ứng cử viên tiềm năng các vị trí lãnh đạo chủ chốt còn lại của Việt Nam? - Sputnik Việt Nam, 1920, 18.03.2021
Quốc hội Việt Nam.

Đây chính là công đoạn “then chốt” để thỏa thuận về cơ cấu, thành phần và số lượng người của cơ quan, tổ chức, đơn vị được giới thiệu ứng cử đại biểu Quốc hội, việc lập danh sách sơ bộ và lựa chọn, lập danh sách chính thức những người ứng cử đại biểu Quốc hội, đại biểu HĐND các cấp tới đây.

Đoàn Chủ tịch nhấn mạnh, việc giới thiệu người ứng cử ĐBQH khoá XV là khẩn trương, nghiêm túc, dân chủ.

Ngày 29/1, Đại hội XIII tiếp tục làm việc về công tác nhân sự - Sputnik Việt Nam, 1920, 24.02.2021
Giới thiệu hơn 1.000 đại biểu ứng cử Quốc hội khóa mới
Ngày 23/5/2021, công dân Việt Nam từ 18 tuổi trở lên sẽ đi bầu cử ĐBQH khóa XV và bầu cử Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021 – 2026.

Chúng ta hãy cùng hy vọng vào một thế hệ lãnh đạo Việt Nam mới đủ tiêu chuẩn, “có đức, có tài”, gương mẫu về đạo đức, lối sống, tiêu biểu về trí tuệ, có năng lực chỉ đạo, kinh nghiệm thực tiễn, bản lĩnh chính trị vững vàng, có uy tín trong Đảng, trong nhân dân, quyết cống hiến hết mình về sự phát triển phồn vinh, thịnh vượng, đời sống người dân được ấm no, hạnh phúc.

Với thế hệ lãnh đạo mới, hãy để Việt Nam nỗ lực, tiếp tục viết tiếp câu chuyện thành công, những kỳ tích đáng khâm phục của mình, chứng minh cho thế giới thấy được sức mạnh, bản lĩnh và sự đoàn kết với niềm tin người Việt không hề thua kém bất cứ dân tộc nào, đủ sức sánh vai cùng bạn bè quốc tế năm Châu như nguyện ước của Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала