Theo Yancy Hai, nhân sự của công ty tại Trung Quốc đã bị cắt giảm 40%, nhưng sắp tới sẽ là 90%. Như vậy trong các nhà máy của Delta Electronics sẽ chỉ còn một phần mười số nhân viên ở lại làm việc.
Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung ảnh hưởng như thế nào tới lĩnh vực sản xuất?
Ông Hai chỉ ra rằng cuộc chiến thương mại giữa Washington và Bắc Kinh đã đưa tới quyết định này, nhưng vấn đề của Trung Quốc không chỉ giới hạn ở đối đầu với Hoa Kỳ. Vấn đề là ở chỗ, nền kinh tế thứ hai của hành tinh không còn là nơi hấp dẫn để bố trí các nhà máy. Kể từ năm 1992, khi nhà máy Delta đầu tiên được mở tại thành phố Đông Quan, mức lương cho công nhân ở đây đã tăng gấp 10 lần. Hơn nữa, tình trạng luân chuyển nhân viên tăng lên đáng kể, vì vậy giờ đây Ấn Độ lại trở thành hấp dẫn hơn nhiều.
Người đứng đầu công ty cho biết, lưu lại Trung Quốc sẽ chỉ là các cơ sở sản xuất hoàn toàn tự động. Chẳng hạn như dây chuyền sản xuất ở thành phố Tô Châu, nơi chỉ có 3 người làm việc thay vì 42 người. Ngoài ra, các công nghệ nhạy cảm, chẳng hạn như những công nghệ liên quan đến thiết bị viễn thông, đã bị đưa ra khỏi Trung Quốc.
Delta Electronics không phải là công ty công nghệ duy nhất đang tìm cách đưa nhà máy ra khỏi Trung Quốc. Tuy nhiên hầu hết các nhà sản xuất không muốn chia sẻ thông tin cụ thể về mình. Họ sợ phải hứng chịu cơn thịnh nộ của các nhà chức trách Trung Quốc và hậu quả là bị làm khó dễ. Tuy nhiên, lý do khiến họ muốn ra khỏi Trung Quốc đều giống nhau - áp lực từ Hoa Kỳ, thể hiện qua thuế đối với các sản phẩm của Trung Quốc và tình trạng chi phí sản xuất tăng mạnh.