Phiên xét xử lẽ ra sẽ phải diễn ra trực tuyến vào thứ Tư, nhưng bị hoãn lại đến ngày 1 tháng Tư do chính quyền quân sự đã ngắt mạng Internet trên phần lớn lãnh thổ đất nước, luật sư Khin Maung Zo, người đang chuẩn bị bào chữa cho Aung San Suu Kyi tại tòa án, cho cổng thông tin biết. Đây đa là lần thứ hai phiên tòa bị hoãn, do vấn đề mạng Internet, theo Irrawaddy.
Chính quyền quân sự của Myanmar đang chặn Internet ở nhiều thành phố của nước này để nhằm tước bỏ cơ hội tổ chức phong trào biểu tình do mạng xã hội đem lại, báo cáo cho biết.
Quân đội buộc tội gì đối với bà Aung San Suu Kyi?
Aung San Suu Kyi, cố vấn nhà nước và lãnh đạo đảng Liên đoàn Quốc gia vì Dân chủ (NLD), là đảng cầm quyền trước đây, bị chính quyền quân sự cáo buộc là đã có hành vi buôn lậu vào Myanmar và sử dụng bất hợp pháp thiết bị thu phát điện tử cầm tay mà không có đăng ký nhà nước và tổ chức các cuộc biểu tình bầu cử hàng loạt trong khi đang áp dụng chế độ tình trạng khẩn cấp do nguy cơ lây lan COVID-19.
Còn được biết, 3 người đã thiệt mạng ở thành phố Mandalay của Myanmar do chiến dịch của lực lượng an ninh chống lại những người biểu tình, trong số đó có một bé gái 7 tuổi, như tin đưa của ấn phẩm "Myanmar Nau" hôm thứ Tư.
Đảo chính quân sự ở Myanmar
Quân đội Myanmar lật đổ chính phủ dân sự và lên nắm quyền vào ngày 1 tháng 2, bắt giữ các lãnh đạo dân sự, bao gồm Tổng thống Myanmar Win Myint và Ủy viên Quốc vụ (trên thực tế là Thủ tướng) Aung San Suu Kyi.
Quân đội tuyên bố rằng họ hành động như vậy vì kết quả của cuộc tổng tuyển cử năm 2020 là giả mạo, trong khi các cơ quan dân sự không muốn điều tra vụ việc. Quân đội sẽ tổ chức cuộc bầu cử mới sau một năm và chuyển giao quyền lực cho đảng nào giành chiến thắng. Các cuộc biểu tình rầm rộ phản đối chính quyền quân sự diễn ra hàng ngày tại nhiều thành phố ở Myanmar kể từ ngày 5/2. Đụng độ giữa người biểu tình và lực lượng an ninh đã khiến hơn 260 người thiệt mạng.
Đọc thêm: