Bà Hoa Xuân Oánh nói rằng bông Tân Cương là "một trong những loại bông tốt nhất thế giới, không sử dụng nó là gây thiệt hại cho các công ty này". Bà nói thêm rằng các báo cáo về "lao động cưỡng bức" ở Tân Cương là tin đồn sai sự thật do lực lượng chống Trung Quốc tung ra.
Take a close look at cotton picking in #Xinjiang. Local agriculture department: In 2020, 69.83% of Xinjiang cotton was harvested by machines. The number was up to 95% in northern Xinjiang. The mechanization in southern Xinjiang has increased steadily. Forced labor? pic.twitter.com/w3HwpxkOYa
— Hua Chunying 华春莹 (@SpokespersonCHN) March 25, 2021
“Suy bụng ta ra bụng người?”
"Tạo nhiều cơ hội làm việc cho nhân dân, kể cả người dân tộc thiểu số, thường được coi là điều tốt. Nhưng một số kẻ bên ngoài Trung Quốc khẳng định rằng công việc này là do ép buộc và áp bức. Tại sao? Tại vì nước họ đã làm như vậy hàng trăm năm, và bây giờ họ suy bụng ta ra bụng người” - phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc nói và đưa ra hai bức ảnh, một bức chụp nô lệ da đen trên các đồn điền bông của Mỹ, và bức khác cho thấy hơn 40% việc hái bông ở Tân Cương được cơ giới hóa..
#Mississippi in 1908 🆚 #Xinjiang in 2015
— Hua Chunying 华春莹 (@SpokespersonCHN) March 25, 2021
A shotgun and several hounds 🆚 smiles and harvests. Forced labor? pic.twitter.com/BygvPaGkHD
Hôm qua, H&M và Nike tuyên bố tẩy chay bông Tân Cương liên quan đến các báo cáo về lao động cưỡng bức. Sau đó, ít nhất 3 nền tảng của Trung Quốc - Pinduoduo, JD.com và Tmall - đã đưa các sản phẩm của H&M ra khỏi thị trường. Đồng thời, hashtag "Tôi ủng hộ bông Tân Cương" đứng đầu trên mạng xã hội Weibo của Trung Quốc.