ASEAN hy vọng thuyết phục Myanmar từ bỏ bạo lực

© REUTERS / StringerCảnh sát trên phố Yangon, Myanmar.
Cảnh sát trên phố Yangon, Myanmar. - Sputnik Việt Nam, 1920, 26.03.2021
Đăng ký
Tiếp theo Indonesia bây giờ đến Singapore sử dụng «ngoại giao con thoi» để nhanh chóng vượt qua khủng hoảng ở Myanmar. Các chuyên gia mà Sputnik phỏng vấn cho biết rằng lời kêu gọi của ông Joko Widodo về việc triệu tập cuộc gặp của các nhà lãnh đạo Đông Nam Á để bàn về Myanmar đang tăng cường vai trò của Indonesia với tư cách một thủ lĩnh khu vực.

Trung Quốc ủng hộ vai trò tích cực hơn của ASEAN trong vấn đề Myanmar.

Cảnh sát và binh lính được nhìn thấy trong một cuộc biểu tình chống lại cuộc đảo chính quân sự, ở Mandalay, Myanmar, ngày 20 tháng 2 năm 2021 - Sputnik Việt Nam, 1920, 19.03.2021
Các chỉ huy quân đội ASEAN kêu gọi Myanmar ngừng bạo lực đối với dân thường

Trong hai ngày 25-26 tháng 3, Bộ trưởng Ngoại giao Singapore Vivian Balakrishnan tiến hành hội đàm tại Indonesia. Trong số các nhân vật đối thoại với ông có Ngoại trưởng Indonesia Retno Marsudi. Chính sách «ngoại giao con thoi» của bà ở hàng loạt nước của khu vực, kể cả Singapore, đã giúp các nước ASEAN tổ chức cuộc họp ảo cấp Bộ trưởng hôm 2 tháng 3 về chủ đề Myanmar. Đang chờ đợi là ​​lần này, tại cuộc hội đàm ở Jakarta, các Bộ trưởng sẽ thảo luận về sáng kiến ​​của Tổng thống Indonesia Joko Widodo - tổ chức cuộc gặp khẩn cấp của các lãnh đạo ASEAN bàn về khủng hoảng Myanmar.

© REUTERS / Edgar SuBộ trưởng Ngoại giao Singapore Vivian Balakrishnan.
ASEAN hy vọng thuyết phục Myanmar từ bỏ bạo lực - Sputnik Việt Nam, 1920, 26.03.2021
Bộ trưởng Ngoại giao Singapore Vivian Balakrishnan.

Lời kêu gọi tổ chức cuộc gặp được đưa ra vào cuối tuần trước và đã thành câu trả lời cho tình trạng leo thang bạo lực ở Myanmar. Tổng thống Indonesia tuyên bố coi an ninh và sự thịnh vượng của người dân là ưu tiên cao nhất, ông kêu gọi cả hai bên xung đột tại Myanmar hãy tham gia đối thoại và hòa giải để khôi phục dân chủ, hòa bình và ổn định ở đất nước này.

Bước đi can đảm

Tổng thống Indonesia đã thực hiện bước đi quan trọng và can đảm khi mời các nhà lãnh đạo Đông Nam Á cùng họp lại để thảo luận phương thức thoát ra khỏi cuộc khủng hoảng ở Myanmar. Trong cuộc phỏng vấn của Sputnik, chuyên gia Alexey Drugov, nghiên cứu viên chính tại Trung tâm Nghiên cứu Đông Nam Á thuộc Viện Phương Đông (Viện Hàn lâm Khoa học LB Nga) đã lưu ý đến điều này.

 Bộ Ngoại giao Nga - Sputnik Việt Nam, 1920, 04.03.2021
Nga sẵn sàng hợp tác với ASEAN để giải quyết hòa bình tình hình ở Myanmar
«Giả sử không vững tin về điều đó, hẳn là ông ấy đã không đưa ra ý tưởng như vậy, để không sa vào thế thua cuộc. Tôi hy vọng rằng uy tín cao của ông sẽ đóng vai trò ảnh hưởng quan trọng trong số những người đồng cấp của ông ở ASEAN, là những nhân vật có đủ sức nặng chính trị như Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long, Thủ tướng Malaysia Muhiddin Yassin và Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte… Quả thực là vấn đề rất khó khăn. Phái quân sự ở Myanmar đã đi quá xa. Đây là kiểu vết thương mà nếu như có  lành được cũng sẽ rất lâu. Dù sao chăng nữa vẫn phải tìm ra lối thoát nào đó. Tôi không loại trừ khả năng Tổng thống Indonesia sẽ đạt thành công nhất định trong ý tưởng của ông. Đây là bước đi can đảm».

Trong sáng kiến ​​của ông Joko Vidido, chuyên gia nhận thấy «nguyện vọng bình thường của một thủ lĩnh nhằm tăng cường vai trò trung tâm của Indonesia trong ASEAN». Đồng thời, chuyên gia Nga cũng không loại trừ là còn có động cơ khác hàm chứa trong đề xuất của Tổng thống Indonesia:

«Tôi không thể khẳng định, nhưng cũng không loại trừ rằng vai trò mà phái quân sự Myanmar tự nhận lấy có thể gây ra sự lo ngại trong nội bộ người Indonesia, trong tương quan với lịch sử và vai trò của quân đội ở chính Indonesia. Trong vòng 30 năm, cho đến năm 1998, quân đội đã là lực lượng cầm quyền trong giai đoạn chế độ «trật tự mới» ở Indonesia dưới thời Tướng Suharto. Sau đó, về mặt hình thức thì huỷ bỏ các chức năng chính trị của lực lượng này nhưng trên thực tế vẫn duy trì phần lớn ở đằng sau. Quân đội ở Indonesia hết lúc này đến lúc khác tự định vị mình như là một lực lượng chính trị độc lập, vì vậy Tổng thống Joko Widodo, và không chỉ riêng ông, những muốn rằng tiền lệ Myanmar này, khi quân đội bất mãn tổ chức đảo chính thì sẽ mau chóng sẽ lui về phía sau, rời khỏi vị thế cầm quyền. Tôi không loại trừ rằng Tổng thống e ngại sẽ có tấm gương không mong muốn đối với đất nước ông, e ngại đặt tiền lệ cho phái quân sự trong chính nước ông, những người có lẽ sẽ không chần chừ phục thù cho thất bại mà họ đã phải hứng chịu vào năm 1998». 
Một người biểu tình chống đảo chính trưng bày những hình ảnh bị bôi nhọ của Tổng tư lệnh, Thượng tướng Min Aung Hlaing ở Mandalay, Myanmar, Thứ Tư, ngày 3 tháng 3 năm 2021. - Sputnik Việt Nam, 1920, 16.03.2021
Ý kiến chuyên gia: Phái quân sự sẽ dẹp yên biểu tình ở Myanmar và tổ chức bầu cử sau một năm

Lời kêu gọi của Indonesia hướng tới Brunei đương kim chủ tịch ASEAN, đề nghị khẩn trương triệu tập cuộc họp về Myanmar, đã nhận được sự ủng hộ của Malaysia. Chính vào lúc đất nước này đang phải chịu áp lực quốc tế sau khi tháng trước Malaysia hồi hương 1.086 người Myanmar trên 3 tàu hải quân do quân đội Myanmar phái tới, vốn là dân nhập cư bất hợp pháp tìm nơi trú ẩn trên lãnh thổ Malaysia. Thậm chí còn vang lên những lời buộc tội và lên án nhắm vào giới chức Kuala Lumpur ở cấp độ ngoại giao vì đã chấp nhận đề nghị của chính quyền quân quản Myanmar và trục xuất di dân không có giấy tờ, như vậy trên thực tế là ngầm công nhận tính hợp pháp của phái quân sự Myanmar.

Cho đến trước cuộc gặp ASEAN ở cấp cao, Malaysia hoãn kế hoạch trục xuất nhóm người Myanman thứ hai về Myanmar. Tin này do các nguồn ẩn danh tại Malaysia thông báo cho Reuters sau phiên họp nội các ngày 24 tháng 3. Cũng được biết rằng trong tháng 3, Myanmar đã đề nghị cử thêm ba tàu hải quân nữa đến đón những người đang bị giam giữ ở Malaysia.

Đọc thêm:

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала