Giải mã thành công của Việt Nam và những lưu ý quan trọng

© Fotolia / 6DTp. Hồ Chí Minh
Tp. Hồ Chí Minh - Sputnik Việt Nam, 1920, 26.03.2021
Đăng ký
Ngân hàng Thế giới (World Bank – WB) nhận định bất ngờ về Việt Nam và Trung Quốc. Theo báo cáo cập nhật kinh tế khu vực mới công bố, chỉ có Việt Nam và Trung Quốc đạt phục hồi theo hình chữ V, đồng thời, tiếp tục dẫn đầu về tốc độ tăng trưởng kinh tế.

Trong khi đó, dù Việt Nam viết lên câu chuyện thần kỳ về chiến thắng đói nghèo và tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ, nhưng theo Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), để đạt mức GDP 6,5% vẫn cần loạt biện pháp kích thích kinh tế từ Chính phủ.

Ngân hàng Thế giới: Việt Nam và Trung Quốc dẫn đầu về tốc độ phục hồi kinh tế

Theo các số liệu và dẫn chứng được nêu trong Báo cáo cập nhật kinh tế khu vực của Ngân hàng Thế giới (WB), sau hơn 1 năm chống chọi với đại dịch Covid-19, các nền kinh tế tại khu vực Đông Á và Thái Bình Dương có sự phục hồi không đồng đều.

Thành phố Hồ Chí Minh. - Sputnik Việt Nam, 1920, 25.03.2021
Ngân hàng Thế giới chỉ ra 'điểm quan trọng' Việt Nam phải tính đến

Đặc biệt, theo WB, chỉ có Việt Nam và Trung Quốc đạt được thành tựu phục hồi kinh tế theo đồ thị hình chữ V.

Báo cáo của WB cho biết, sản các nền kinh tế lớn khác đều có sản lượng thấp hơn trung bình 5% so với giai đoạn trước đại dịch. Các nước chịu thiệt hại nặng nhất là các quốc đảo ở Thái Bình Dương.

Tăng trưởng kinh tế của các nước hiện đều đặt nền tảng trên những hiệu quả đạt được trong việc phòng chống dịch, khả năng tận dụng sự khởi sắc của thương mại quốc tế, cũng như năng lực của chính phủ trong việc hỗ trợ bằng chính sách tài khóa và tiền tệ.

Theo các chuyên gia của WB, tăng trưởng trong khu vực có thể sẽ tăng từ khoảng 1,2% năm 2020 lên 7,5% trong năm 2021. Tuy nhiên, việc tăng trưởng này phân thành ba cấp độ khác nhau.

“Việt Nam và Trung Quốc sẽ là 2 nền kinh tế có mức tăng trưởng dự kiến cao hơn trong năm 2021, lần lượt là 8,1% và 6,6% so với 2,3% và 2,9% trong năm 2020”, WB cho biết.

Các nền kinh tế lớn trong khu vực sẽ có mức tăng trưởng bình quân vào khoảng 4,6%, thấp hơn một chút so với trước khủng hoảng. Dự kiến, sản lượng của Indonesia và Malaysia sẽ quay về mức trước đại dịch trong năm 2021, trong khi Thái Lan và Philippiones nhiều khả năng vẫn sẽ tiếp tục tăng trưởng thấp hơn so với trước đại dịch cho đến cuối năm 2022.

Trong khi đó, các nền kinh tế quốc đảo vốn phụ thuộc vào du lịch sẽ có mức tăng trưởng thấp hơn nhiều. Khoảng một nửa các quốc đảo sẽ tăng trưởng âm, dù cho về cơ bản thì các quốc gia này miễn nhiễm với đại dịch.

Dự kiến, gói kích cầu của Mỹ có thể nâng tốc độ tăng trưởng năm 2021 của các quốc gia trong khu vực Đông Á - Thái Bình Dương thêm 1%, đẩy nhanh quá trình phục hồi lên trung bình khoảng 3 tháng. Tuy nhiên, nếu chậm triển khai vaccine Covid-19, mức tăng trưởng sẽ bị kéo giảm đến 1% ở một số quốc gia.

Đại dịch Covid-19 làm gia tăng bất bình đẳng, tỷ lệ đói nghèo ngừng giảm

Theo Ngân hàng Thế giới, năm 2020 là năm đầu tiên sau vài thập kỷ, tỷ lệ nghèo của khu vực lần đầu tiên ngừng giảm. Theo định chế này, vì đại dịch Covid-19, có khoảng 32 triệu người dân trong khu vực mất đi cơ hội thoát nghèo (với chuẩn nghèo 5,5 USD/ngày).

Bà Victoria Kwakwa, Phó Chủ tịch phụ trách Đông Á và Thái Bình Dương của WB, cho rằng đại dịch Covid-19 đã chặn đứng quá trình giảm nghèo, làm gia tăng bất bình đẳng của người dân trong khu vực.

CC BY-SA 4.0 / Owula kpakpo / Victoria Kwakwa.
Giải mã thành công của Việt Nam và những lưu ý quan trọng - Sputnik Việt Nam, 1920, 26.03.2021
Victoria Kwakwa.
“Bước vào giai đoạn phục hồi năm 2021, các quốc gia cần hành động khẩn trương để bảo vệ những đối tượng dễ bị tổn thương, đồng thời phải đảm bảo phục hồi bao trùm, xanh và bền vững”, bà Kwakwa lưu ý.

May giầy xuất khẩu tại Công ty TNHH Hóa dệt Hà Tây, huyện Hoài Đức, Hà Nội.  - Sputnik Việt Nam, 1920, 24.04.2019
World Bank cảnh báo kinh tế Việt Nam dễ bị tổn thương
Trước tình hình đó, WB kêu gọi các nước chung tay hành động để ngăn chặn dịch bệnh, hỗ trợ kinh tế và xanh hóa quá trình phục hồi. WB cũng cảnh báo, với việc phân bổ vaccine như hiện nay, trên 80% dân số các quốc gia phát triển sẽ được tiêm vaccine vào cuối năm 2021. Trong khi đó, tại các nước đang phát triển, con số này chỉ đạt khoảng 55%.

Ngoài ra, tại nhiều nước trong khu vực, việc hỗ trợ tổn thất về thu nhập còn kém, gói kích cầu chưa khắc phục hết được sự sụt giảm về nhu cầu, đầu tư công vẫn chưa đóng vai trò lớn trong các nỗ lực phục hồi, kể cả khi tỷ lệ nợ công trên GDP tăng thêm trung bình đến 7%.

“Trung Quốc có thể đóng vai trò quan trọng bằng cách gia tăng xuất khẩu các sản phẩm y tế, đẩy mạnh tiêu dùng nội địa, và tiến hành các biện pháp mạnh mẽ hơn về khí hậu. Quốc gia này cũng sẽ được hưởng lợi khi thế giới an toàn hơn và tăng trưởng cân bằng hơn”, ông Aaditya Mattoo, chuyên gia kinh tế trưởng khu vực Đông Á và Thái Bình Dương của WB, nhận định.

Ngân hàng Thế giới cũng kêu gọi các nước hợp tác trong sản xuất, phê chuẩn và phân phối vaccine chống coronavirus. Việc phối hợp trong chính sách tài khóa sẽ làm tăng tác động tập thể vì chính quyền một số nước vẫn hỗ trợ chưa đầy đủ. Ngoài vấn đề giảm phát thải, các quốc gia đang phát triển cũng cần được hỗ trợ quốc tế để tiến hành các biện pháp sâu hơn về khí hậu.

WB khuyến nghị gì?

Theo Ngân hàng Thế giới, hiện nay, nhiều quốc gia đang phải đánh đổi trong nỗ lực cân bằng giữa nhu cầu tiếp tục hỗ trợ kinh tế với rủi ro bất ổn trong tương lai có thể xảy đến. Do đó, WB cho rằng, các chính phủ cần có một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu suất chi tiêu.

© AFP 2023 / Brendan SmialowskiTrụ sở chính của Ngân hàng Thế giới tại Washington
Giải mã thành công của Việt Nam và những lưu ý quan trọng - Sputnik Việt Nam, 1920, 26.03.2021
Trụ sở chính của Ngân hàng Thế giới tại Washington
“Trong quá trình phục hồi, các khoản hỗ trợ cho hộ gia đình và doanh nghiệp nên được thực hiện theo hướng lựa chọn đối tượng tốt hơn”, theo khuyến nghị của WB.

Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Vũ Hồng Thanh Quốc phát biểu. - Sputnik Việt Nam, 1920, 11.11.2020
Chính phủ Việt Nam được giao mức tăng trưởng GDP 6%: Còn khiêm tốn
Ngoài ra, các chuyên gia của Ngân hàng Thế giới cũng cho rằng, thay vì vội vàng cắt giảm hỗ trợ hoặc tăng thuế, các chính phủ có thể cam kết về những cải cách nhằm nâng cao hiệu suất và kỷ cương chi tiêu trong thời gian tới.

Báo cáo cũng khuyến nghị các quốc gia Đông Á và Thái Bình Dương tiếp tục sử dụng chính sách tiền tệ để chia sẻ gánh nặng hỗ trợ kinh tế.

WB cũng đề xuất tăng cường phối hợp quốc tế bởi điều này có thể giúp khuếch đại tác động chung của chính sách tài khóa.

“Việc phối hợp sẽ giúp các chính phủ trong khu vực thực hiện các gói kích thích thấp hơn so với mức tối ưu toàn cầu trước những lo ngại thất thoát cầu từ nhập khẩu”, WB lưu ý.
IMF giải mã thành công của Việt Nam

Trong báo cáo vừa công bố, Quỹ Tiền tệ Quốc tế () cũng khen ngợi thành công của Việt Nam trong xóa đói giảm nghèo, phục hồi và phát triển kinh tế giữa khủng hoảng Covid-19 đồng thời khuyến nghị duy trì chính sách kinh tế vĩ mô và sự hỗ trợ thiết thực từ Chính phủ.

© AFP 2023 / MANDEL NGANIMF
Giải mã thành công của Việt Nam và những lưu ý quan trọng - Sputnik Việt Nam, 1920, 26.03.2021
IMF

Chuyên gia kinh tế Era Dabla Norris, Trưởng Đoàn Điều IV, Vụ châu Á – Thái Bình Dương đưa ra dự báo về mức tăng GDP 6,5% của nền kinh tế Việt Nam cùng nhiều khuyến nghị đáng chú ý để Hà Nội duy trì đà phục hồi, tăng trưởng hậu Covid-19.

Vận chuyển quất đón Tết tại Hà Nội - Sputnik Việt Nam, 1920, 11.12.2017
World Bank dự báo "lạc quan" cho GDP Việt Nam
Cụ thể, với báo cáo vừa công bố của IMF, chuyên gia Era Dabla Norris nhận định năm 2021, Việt Nam có thể đạt mức tăng trưởng GDP 6,5% nhờ vào các yếu tố nội tại khá tốt của nền kinh tế và nhiều biện pháp quyết liệt về cải cách và sự hỗ trợ của Chính phủ để đạt được mục tiêu tăng trưởng cũng như ổn định tài chính để phục hồi bền vững.

Quỹ Tiền tệ Quốc tế đánh giá cao và biểu dương nỗ lực và hành động quyết liệt của Việt Nam trong cả lĩnh vực kinh tế và y tế giúp Hà Nội đạt được nhiều thành tựu quan trọng trong phát triển kinh tế và kiểm soát đại dịch Covid-19.

Trong báo cáo của mình, IMF chỉ rõ, bất chấp đại dịch, nền kinh tế Việt Nam vẫn trụ vững với mức tăng trưởng 2,9% trong năm 2020 (cần nhấn mạnh đây là tốc độ tăng trưởng cao trên thế giới) và dự kiến sẽ tăng trưởng 6,5% trong năm 2021 nhờ những quyết sách đúng đắn, quyết liệt về cả kinh tế lẫn y tế.

“Việc Việt Nam nằm trong nhóm các nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng cao nhất trên thế giới năm 2020 là nhờ các hoạt động kinh doanh, sản xuất trong nước sớm phục hồi và tăng trưởng xuất khẩu mạnh mẽ, đặc biệt là các mặt hàng điện tử công nghệ cao khi hầu hết mọi người trên thế giới đều làm việc từ xa”, IMF nhận định.

đô la Mỹ - Sputnik Việt Nam, 1920, 18.10.2017
Nợ World Bank của Việt Nam tăng 11,5 lần: Nguy cơ 'chưa giàu đã già lại nợ nhiều'
Tiếp tục “giải mã thành công” của nền kinh tế Việt Nam, IMF nhấn mạnh, quốc gia này đã bước vào đại dịch do coronavirus gây nên với nền tảng kinh tế và vùng đệm chính sách vững chắc, dù hiện còn một số thách thức về cơ cấu cần phải đối mặt và giải quyết.

Cùng với đó, Việt Nam vẫn thu hút đầu tư nước ngoài, FDI vẫn tăng trưởng mạnh mẽ và thặng dư tài khoản vãng lai đã tăng cường năng lực phục hồi của kinh tế.

IMF cho rằng, dù còn một số điểm yếu, sức khỏe của hệ thống ngân hàng được cải thiện, với khả năng sinh lời, thanh khoản cao hơn và ít nợ xấu hơn so với trước kia, sẽ vẫn là điểm tích cực đối với nền kinh tế Việt Nam.

Theo đánh giá của Quỹ Tiền tệ Quốc tế, Việt Nam đạt được tiến bộ đáng kể trong việc củng cố tài chính công trước dịch Covid-19.

“Việc xây dựng các vùng đệm về tài khóa và tài chính trước đại dịch đã giúp Việt Nam đương đầu tốt hơn với cú sốc. Mặc dù vậy, vẫn còn khoảng trống lớn để Việt Nam thúc đẩy năng suất và cải thiện khả năng phục hồi kinh tế”, IMF nhận định.
IMF khuyến nghị gì để Việt Nam đạt mức tăng trưởng GDP 6,5%?

Báo cáo khuyến nghị, bên cạnh việc tập trung phục hồi kinh tế, Việt Nam cũng cần đảm bảo quá trình cải cách tăng năng suất lao động và giảm thiếu “tính nhị nguyên” của nền kinh tế (giảm xu hướng dịch lao động từ nông thôn ra thành thị).

Giao thông trên đường phố Hà Nội trang hoàng chào mừng Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ 13 - Sputnik Việt Nam, 1920, 30.01.2021
Khi giới tài chính Mỹ dự đoán tăng trưởng 9% cho GDP Việt Nam

IMF nhấn mạnh, các chính sách kinh tế vĩ mô cần được duy trì trong năm 2021 để bảo đảm phục hồi một cách bền vững và toàn diện.

Việt Nam từ một trong những nước nghèo nhất thế giới trở thành một nước có thu nhập trung bình thấp. Chuyển đổi cơ cấu từ nông nghiệp sang nền kinh tế hiện đại dựa trên cơ sở sản xuất có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) và việc nhấn mạnh “không để ai bị bỏ lại phía sau” đã góp phần gia tăng mức sống của người dân.

Tuy nhiên, theo IMF, thị trường lao động Việt Nam bị ảnh hưởng nặng nề do đại dịch Covid-19 nhất là trong Quý II/2020 nhất là khu vực “phi chính thức” ngoài nhà nước vì khả năng tiếp cận xã hội hạn chế.

Do đó, chuyên gia Era Dabla Norris nhấn mạnh các chính sách trong ngắn hạn cần tập trung vào việc duy trì việc làm, phân bổ lại các nguồn lực, cải thiện kỹ năng lao động tại Việt Nam.

Cụ thể, theo IMF, việc này có thể được hiện thực hóa nhờ sử dụng trợ cấp tuyển dụng và các chính sách thị trường lao động tích cực để khuyến khích đào tạo việc làm. Mạng lưới an sinh xã hội hiện nay cần được mở rộng phạm vi bao phủ và nâng cao hiệu quả hơn nữa.

Theo khuyến nghị của IMF, Việt Nam cần tiến hành cải cách quyết liệt hơn để tận dụng tối đa tiềm năng tăng trưởng to lớn. Điều này đòi hỏi phải giải quyết các nguyên nhân khiến năng suất thấp.

“Ngoài ra, Việt Nam cũng nên ưu tiên cải thiện môi trường kinh doanh và bảo đảm sân chơi bình đẳng cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, cải cách hướng tới giảm bớt gánh nặng pháp lý mà các doanh nghiệp phải đối mặt, cải thiện khả năng tiếp cận các nguồn lực của doanh nghiệp, đổi mới, tăng cường quản trị và tiếp cận công nghệ”, IMF nhấn mạnh.

 Tiền mặt là ổ vi trùng nguy hiểm - Sputnik Việt Nam, 1920, 10.12.2020
Ngân hàng Phát triển Châu Á cải thiện dự báo tăng trưởng GDP, Việt Nam thêm bao nhiêu?
Cùng với đó, chuyên gia kinh tế của IMF cũng đề cập đến sức khỏe tài chính của các doanh nghiệp Việt Nam khi đối mặt với khủng hoảng, cân đối kế toán tương đối yếu.

IMF cũng lưu ý đến các lỗ hổng cơ bản của khu vực ngân hàng, các rủi ro tài chính cần được giám sát chặt chẽ và các khoản vay có vấn đề phải được giải quyết kịp thời.

“Về trung hạn, cần tăng cường tái cơ cấu nợ tư nhân và tăng cường vốn cho hệ thống ngân hàng trong bối cảnh áp dụng các yêu cầu của Basel II”, IMF cho biết.

Cũng theo tổ chức này, do dự trữ ngoại hối của Việt Nam được cải thiện nên cho phép tỷ giá hối đoái hai chiều linh hoạt hơn và hiện đại hóa khuôn khổ chính sách tiền tệ, điều này sẽ giúp nền kinh tế thích nghi với sự thay đổi của môi trường bên ngoài, nhất là trong bối cảnh biến động, rủi ro hay khủng hoảng.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала