Việt Nam làm thế nào để giải quyết bất đồng khi làm Chủ tịch Hội đồng Bảo an LHQ?

CC BY 2.0 / Dano / UN Security Council chamberHội đồng Bảo an LHQ
Hội đồng Bảo an LHQ - Sputnik Việt Nam, 1920, 26.03.2021
Đăng ký
Việt Nam sẽ làm Chủ tịch Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc trong tháng 4 này. Hà Nội sẽ nỗ lực hết mình để tham gia tích cực, có trách nhiệm, bảo đảm tính khách quan, minh bạch, xử lý khác biệt giữa các nước thành viên, duy trì đoàn kết và đồng thuận để tìm được tiếng nói chung, giải pháp phù hợp nhất cho các vấn đề “nóng” hiện nay.

Với việc đảm trách cương vị Chủ tịch luân phiên Hội đồng Bảo an trong tháng 4, đây là kỳ thứ hai và cũng là kỳ Chủ tịch cuối cùng của Việt Nam trong nhiệm kỳ Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an LHQ 2020 – 2021.

Việt Nam đặt mục tiêu tạo dấu ấn trên cương vị Chủ tịch HĐBA

Đây là điều được Đại sứ Đặng Đình Quý, Trưởng Phái đoàn thường trực Việt Nam tại Liên Hợp quốc khẳng định trong cuộc trao đổi với báo giới về kỳ Chủ tịch luân phiên Hội đồng Bảo an sắp tới.

Đại sứ Đặng Đình Quý đã có những chia sẻ về công tác chuẩn bị, các nội dung điểm nhấn mà Việt Nam muốn đưa ra thảo luận cũng như những mục tiêu quan trọng mà Hà Nội đặt ra trong tháng đảm trách vai trò Chủ tịch luân phiên HĐBA LHQ này.

Đỗ Hùng Việt, Vụ trưởng Vụ các Tổ chức quốc tế, Bộ Ngoại giao - Sputnik Việt Nam, 1920, 25.03.2021
‘Điệp viên 007 James Bond’ dự kiến tham dự sự kiện khi Việt Nam làm Chủ tịch HĐBA LHQ

Theo đó, Đại sứ Đặng Đình Quý thông tin, Việt Nam chuẩn bị bước vào tháng đảm nhiệm vị trí Chủ tịch Hội đồng Bảo an với nhiều thuận lợi nhưng cũng không ít khó khăn. Trao đổi với TTXVN, Trưởng Phái đoàn thường trực Việt Nam tại LHQ đã đề cập một trong những khó khăn hiện nay là rất nhiều vấn đề nảy sinh phức tạp, chẳng hạn như vấn đề Myanmar và Triều Tiên trong khu vực châu Á, còn nếu nhìn xa hơn, đó là vấn đề của các quốc gia như Yemen và Syria.

“Chính vì các vấn đề có thể nảy sinh bất cứ lúc nào nên các nước trong Hội đồng Bảo an luôn phải sẵn sàng 24/7 để có thể xử lý”, Đại sứ Đặng Đình Quý cho biết.

Cũng liên quan đến tình hình quan hệ Triều Tiên – Malaysia, trong buổi họp báo thường kỳ Bộ Ngoại giao chiều qua 25/3, người phát ngôn Lê Thị Thu Hằng đã có bình luận khẳng định, Việt Nam mong muốn các bên cùng giải quyết bất đồng phù hợp với thông lệ và luật pháp quốc tế.

“Chúng tôi cũng đang quan tâm và theo dõi về vụ việc này. Chúng tôi mong rằng các bên liên quan sẽ giải quyết bất đồng phù hợp với thông lệ cũng như luật pháp quốc tế”, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng khẳng định.

Nói rõ thêm về một khó khăn nữa trong lần đảm nhiệm Chủ tịch luân phiên HĐBQ của Việt Nam, Đại sứ Đặng Đình Quý cho biết, thực tế mặc dù các nước lớn đã có sự điều chỉnh nhưng vẫn có những vấn đề không thống nhất được với nhau, cho nên điều này ảnh hưởng tới mối quan hệ giữa các nước khi làm việc tại Hội đồng Bảo an. Ngoài ra, còn có những vấn đề mới nảy sinh hoặc sắp nảy sinh khó có thể lường trước hay phán đoán.

Đó là bàn về những khó khăn thách thức. Mặc dù vậy, theo Đại sứ Đặng Đình Quý, Việt Nam cũng có những thuận lợi nhất định.

“Chúng ta đã ở trong Hội đồng Bảo an 15 tháng, tích lũy được nhiều kinh nghiệm hơn và nhờ vậy hợp tác trong và ngoài Hội đồng Bảo an của Việt Nam cũng trơn tru, hiệu quả hơn”, Trưởng Phái đoàn Thường trực Việt Nam tại LHQ nhấn mạnh.

Đại sứ khẳng định, Việt Nam nhận được sự ủng hộ rất lớn của các nước trong Hội đồng Bảo an nhiệm kỳ này. Đáng chú ý, trong thời gian mấy tháng gần đây, các nước lớn trong Hội đồng Bảo an đã có những điều chỉnh, cải thiện quan hệ nhất định cho nên đã tạo ra một số thuận lợi cho Việt Nam.

Điểm nhấn nào sẽ được Việt Nam đưa ra ở HĐBA?

Xác định rõ được những vấn đề khó khăn thách thức cũng như những điều kiện thuận lợi, cùng với việc được sự chỉ đạo từ lãnh đạo cấp cao, Đại sứ Quý cho biết, phái đoàn đã có sự chuẩn bị về những phương án, nhất là những sáng kiến và những vấn đề Việt Nam muốn nhấn mạnh trong kỳ Chủ tịch tháng 4/2021.

Hội đồng Bảo an LHQ - Sputnik Việt Nam, 1920, 01.01.2020
Chức vụ Chủ tịch Hội đồng Bảo an LHQ chính thức chuyển giao cho Việt Nam

Thông tin về những vấn đề điểm nhấn Việt Nam muốn đưa ra thảo luận trong tháng Chủ tịch, Đại sứ Đặng Đình Quý cho hay, sự kiện quan trọng nhất sẽ diễn ra vào 19/4 do lãnh đạo cấp cao của Việt Nam chủ trì với chủ đề “Thúc đẩy và tăng cường hợp tác giữa Liên hợp quốc và các tổ chức khu vực và tiểu khu vực nhằm thúc đẩy đối thoại và các biện pháp xây dựng lòng tin nhằm ngăn ngừa xung đột” đối với tình hình thế giới hiện nay.

“Chủ đề này rất quan trọng đồng thời ASEAN đã làm rất tốt cho nên Việt Nam muốn nhân dịp này giới thiệu mô hình thành công của ASEAN trong việc thúc đẩy đối thoại và áp dụng các biện pháp xây dựng lòng tin, ngăn ngừa xung đột”, Đại sứ Đặng Đình Quý bày tỏ.

Được biết, tham gia phiên họp với chủ đề “Thúc đẩy và tăng cường hợp tác giữa Liên hợp quốc và các tổ chức khu vực và tiểu khu vực nhằm thúc đẩy đối thoại và các biện pháp xây dựng lòng tin nhằm ngăn ngừa xung đột” sẽ có các tổ chức khu vực khác như khối các nước Ả Rập, EU, và Liên minh châu Phi.

Các bên sẽ cùng chia sẻ kinh nghiệm, đồng thời cùng chia sẻ những yêu cầu đặt ra để làm sao các tổ chức khu vực và tiểu khu vực tăng cường vai trò của họ, đồng thời tăng cường hiệu quả hợp tác giữa Liên hợp quốc và các tổ chức khu vực và tiểu khu vực trong điều kiện hiện nay.

Tiếp đến sẽ là sự kiện quan trọng thứ hai diễn ra ngày 8/4 là phiên thảo luận mở về hành động bom mìn. Đại sứ Đặng Đình Quý khẳng định bom mìn là “kẻ giết người thầm lặng”.

© Ảnh : UN Photo/Evan SchneiderTrưởng Phái đoàn đại diện Việt Nam tại Liên hợp quốc Đặng Đình Quý
Việt Nam làm thế nào để giải quyết bất đồng khi làm Chủ tịch Hội đồng Bảo an LHQ? - Sputnik Việt Nam, 1920, 26.03.2021
Trưởng Phái đoàn đại diện Việt Nam tại Liên hợp quốc Đặng Đình Quý

“Hiện tại có hơn 60 nước và vùng lãnh thổ trên thế giới vướng vào vấn đề bom mìn. Có những nước đang xảy ra xung đột, có những nước xung đột đã qua nhưng hậu quả bom mìn vẫn còn tiếp tục rất dai dẳng, vì vậy đây cũng là dịp nhắc lại vấn đề này nhằm tăng cường nhận thức đồng thời tìm ra những nhận thức mới và thách thức mới, chia sẻ những biện pháp mới và kinh nghiệm để giải quyết vấn đề bom mìn”, ông Đặng Đình Quý nêu rõ.

Tiếp đó, HĐBQ sẽ bàn về việc bảo vệ cơ sở hạ tầng thiết yếu đối với cuộc sống của dân thường ngày 28/4, đây cũng là sự kiện quan trọng. Đại sứ Đặng Đình Quý bổ sung thêm rằng, trên thế giới, các cuộc xung đột diễn ra hiện nay thường nhằm vào cơ sở hạ tầng thiết yếu như hệ thống cung cấp nước sạch, hệ thống cung cấp lương thực, hệ thống bảo đảm sức khỏe cho người dân, coi những hệ thống này như phương tiện chiến tranh.

LHQ  - Sputnik Việt Nam, 1920, 25.03.2021
Việt Nam ứng cử thành viên Hội đồng Nhân quyền LHQ: Bớt ‘chọc gậy bánh xe’

Trưởng Phái đoàn thường trực Việt Nam nhắc lại, thực tế, đây là một trong những điều bị cấm theo luật nhân đạo, vấn đề này cũng là một trong những ưu tiên đưa ra ra thảo luận nhằm thu hút sự chú ý của cộng đồng quốc tế.

Theo Đại sứ, ngoài các nội dung trên, còn một sự kiện quan trọng nữa diễn ra vào ngày 14/4 tập trung vào vấn đề bạo lực tình dục trong xung đột.

Làm rõ hơn vấn đề này, Đại sứ Đặng Đình Quý cho hay, hiện rất nhiều bên trong xung đột sử dụng bạo lực tình dục như công cụ chiến tranh, tạo ra hệ quả vô cùng lâu dài, nghiêm trọng đối với phụ nữ và trẻ em gái và cả những người liên quan tới họ trong cuộc sống lâu dài.

 “Những chủ đề do chúng ta đặt ra như vậy nhận được sự ủng hộ rất lớn trong Hội đồng Bảo an cũng như các nước thành viên Liên Hợp Quốc”, Đại sứ nêu rõ.
Việt Nam có gặp áp lực khi làm Chủ tịch HĐBA?

Trả lời về vấn đề liệu Việt Nam có phải đối mặt với sức ép thành công hơn nữa hay không khi đã được cộng đồng quốc tế đánh giá rất tốt kỳ Việt Nam làm Chủ tịch Hội đồng Bảo an lần đầu tiên hồi tháng 1/2020, Đại sứ Đặng Đình Quý nhận xét, điều này cũng không hẳn đúng hoàn toàn bởi ông quan niệm nhiệm vụ quan trọng nhất của nước Chủ tịch Hội đồng Bảo an là “điều phối các hoạt động của Hội đồng Bảo an”.

Điều phối với mục đích để làm sao cho Hội đồng Bảo an đảm nhiệm thành công nhiệm vụ của tổ chức -  duy trì hòa bình, an ninh quốc tế thông qua việc có hành động kịp thời, đúng và trúng trước những sự kiện xảy ra trên toàn cầu.

Cũng giống như các nước đảm nhận vị trí Chủ tịch HĐBQ khác, theo Đại sứ Đặng Đình Quý, Việt Nam hướng tới mục tiêu để lại dấu ấn của mình thông qua những tuyên bố chủ tịch, những nghị quyết mà Việt Nam cùng với các nước trong Hội đồng Bảo an xây dựng và hướng tới.

Việt Nam rất nỗ lực vì Myanmar

Như Sputnik Việt Nam đã thông tin, trong buổi họp báo thường kỳ Bộ Ngoại giao hôm 25/3, ông Đỗ Hùng Việt, Vụ trưởng Vụ các Tổ chức quốc tế của Bộ cho biết, với tư cách là Chủ tịch HĐBA LHQ vào tháng 4 này, Việt Nam sẵn sàng xử lý các yêu cầu nếu có liên quan đến vấn đề Myanmar.

© Sputnik / Taras IvanovĐỗ Hùng Việt, Vụ trưởng Vụ các Tổ chức quốc tế, Bộ Ngoại giao
Việt Nam làm thế nào để giải quyết bất đồng khi làm Chủ tịch Hội đồng Bảo an LHQ? - Sputnik Việt Nam, 1920, 26.03.2021
Đỗ Hùng Việt, Vụ trưởng Vụ các Tổ chức quốc tế, Bộ Ngoại giao

Ông Đỗ Hùng Việt cũng cho biết, ề HĐBA, kể từ sau khi có diễn biến mới tại Myanmar, HĐBA đã 2 lần họp về tình hình ở đây và thông qua 2 tuyên bố, 1 tuyên bố Báo chí và 1 tuyên bố Chủ tịch HĐBA vào ngày 10/3.

Thứ trưởng Bộ ngoại giao Lê Hoài Trung thông báo về việc Việt Nam đảm nhận vai trò Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2020 - 2021 - Sputnik Việt Nam, 1920, 12.12.2019
Việt Nam đã sẵn sàng làm Chủ tịch Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc

Hai tuyên bố của HĐBA đều kêu gọi các bên kiềm chế sử dụng vũ lực, bảo đảm an toàn và tiếp cận nhân đạo cho người dân; khẳng định ủng hộ, tạo điều kiện thuận lợi cho các nỗ lực của ASEAN trong vấn đề hỗ trợ ASEAN giải quyết vấn đề với mục tiêu cao nhất là vì lợi ích của người dân Myanmar.

Theo Vụ trưởng Vụ các Tổ chức quốc tế, Việt Nam là nước láng giềng trong khu vực của Myanmar, đồng thời cũng là thành viên của ASEAN. Hiện nay Việt Nam là nước ASEAN duy nhất trong HĐBA LHQ, chính vì vậy Việt Nam rất quan tâm theo dõi tình hình ở Myanmar và tham gia một cách chủ động, tích cực trong các trao đổi về tình hình Myanmar tại ASEAN cũng như là HĐBA LHQ.

“Với tư cách là nước ASEAN duy nhất tại HĐBA, Việt Nam đã rất nỗ lực đóng vai trò cầu nối giữa nỗ lực quốc tế với nỗ lực của khu vực, với mong muốn Myanmar sớm ổn định để xây dựng và phát triển đất nước, tiếp tục đóng góp vào hòa bình, ổn định khu vực cũng như tiến tình xây dựng cộng đồng ASEAN”, Vụ trưởng Đỗ Hùng Việt nêu rõ.

Vị lãnh đạo cũng cho hay, dự kiến các chương trình của tháng 4, hiện chưa có cuộc họp chính thức nào của HĐBA liên quan đến Myanmar được lên kế hoạch. Tuy nhiên, Myanmar đã là một vấn đề nằm trong chuơng trình nghị sự của HĐBA, nên cũng không loại trừ khả năng sẽ có nước yêu cầu tổ chức cuộc họp.

“Với tư cách là Chủ tịch luân phiên của HĐBA, Việt Nam sẽ xử lý yêu cầu đó phù hợp với yêu cầu và hoạt động của HĐBA”, ông Đỗ Việt Hùng bày tỏ.

Liên quan đến lời kêu gọi nhóm họp đặc biệt về vấn đề Myanmar của một số quốc gia Đông Nam Á, người phát ngôn Lê Thị Thu Hằng cho biết, Việt Nam hoan nghênh và sẵn sàng cùng các nước thành viên ASEAN khác trao đổi về các biện pháp hỗ trợ Myanmar sớm vượt qua khó khăn, ổn định tình hình, đóng góp và xây dựng cộng đồng ASEAN ổn định, hòa bình và thịnh vượng.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала