Theo biểu đồ xếp hạng năm 2020 của Tổ chức Sở hữu Trí tuệ Thế giới (WIPO), đã phân tích các quốc gia đổi mới nhất trong từng nhóm thu nhập của Ngân hàng Thế giới. Dựa trên dữ liệu từ Chỉ số Đổi mới Toàn cầu (GII) của WIPO, có thể đánh giá các quốc gia trên 80 chỉ số đổi mới như nghiên cứu và phát triển (R&D), đầu tư mạo hiểm và sản xuất công nghệ cao.
Có thể nói, đổi mới là công cụ cho sự thành công của các nền kinh tế, ở tầm vĩ mô và vi mô. Trong khi đầu tư cung cấp động lực mạnh mẽ cho sự đổi mới - thì mối quan hệ này không phải lúc nào cũng đơn giản. Nếu như những quốc gia giàu hơn tiếp tục dẫn đầu sự đổi mới toàn cầu, GII cũng cho thấy rằng các quốc gia có thu nhập trung bình - đặc biệt là ở châu Á - đang có bước tiến ấn tượng. Trong đó, Việt Nam đứng vị trí thứ 2 về xuất khẩu ròng công nghệ cao. Tốc độ tăng trưởng xuất khẩu cao hơn tốc độ tăng trưởng nhập khẩu, làm cho cán cân thương mại chuyển biến mạnh mẽ.
Việt Nam rất tiềm năng về thu hút nguồn vốn đầu tư từ nước ngoài
Theo số liệu vào năm 2017, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của cả nước đạt 424,87 tỷ USD, trong đó xuất khẩu chiếm 50,31%. Tính đến thời điểm 2016, tỷ trọng giá trị xuất khẩu sản phẩm công nghệ cao của Việt Nam tăng từ 22,9% lên 50% vào năm 2020.
Cùng với đó, xuất khẩu nhóm hàng công nghiệp đã khẳng định vị trí trọng tâm trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam. Cùng với đó là làn sóng các công ty, tập đoàn công nghệ dồn dập đổ vốn vào Việt Nam với quy mô ngày càng rộng hơn.
Vào thời điểm đầu năm 2021, mặc dù còn bị ảnh hưởng nặng nề của dịch Covid-19 nhưng Việt Nam vẫn chứng kiến sự nhộn nhịp cam kết đầu tư mới cũng như bổ sung nguồn vốn lớn của các tập đoàn công nghệ thế giới. Đây là một minh chứng cho thấy Việt Nam đang đứng trước không ít cơ hội để thu hút nhiều hơn nguồn vốn đầu tư nước ngoài nói chung và sản phẩm công nghệ cao nói riêng.