"Kiện toàn" và những điều cần biết về kỳ họp Quốc hội đang diễn ra

© Ảnh : TTXVN - Nguyễn Phương HoaChủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân với các đại biểu Quốc hội.
Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân với các đại biểu Quốc hội.  - Sputnik Việt Nam, 1920, 29.03.2021
Đăng ký
HÀ NỘI (Sputnik) - Kiện toàn là gì? tại sao kỳ Quốc hội nào cụm từ cũng được lặp lại nhiều lần? Tại sao phải kiện toàn 25 nhân sự trong kỳ họp cuối cùng của nhiệm kỳ khóa XIV? Cùng Sputnik tìm hiểu câu trả lời.

Kiện toàn là gì? Quốc hội đang diễn ra như thế nào?

Trong Kỳ họp cuối cùng của nhiệm kỳ khóa XIV, từ ngày 30/03 đến 08/04, Quốc hội dành phần lớn thời gian (7/12 ngày) cho quy trình kiện toàn 25 nhân sự. Nguyên nhân là do sau Đại hội XIII của Đảng, nhiều vị trí lãnh đạo chủ chốt của Nhà nước không tái cử Ban Chấp hành Trung ương khóa mới, nên Trung ương thống nhất cần sớm kiện toàn, sắp xếp lại các chức danh một cách đồng bộ.

© Ảnh : TTXVN - Nguyễn Phương HoaChủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân với các đại biểu Quốc hội
Kiện toàn và những điều cần biết về kỳ họp Quốc hội đang diễn ra - Sputnik Việt Nam, 1920, 29.03.2021
Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân với các đại biểu Quốc hội

Trong kỳ Quốc hội đang diễn ra, chúng ta thường nghe thấy từ “Kiện toàn”, vậy kiện toàn có nghĩa là gì? Quy trình ra sao?

Không chỉ riêng bộ máy chính trị nhà nước mà ngay cả các doanh nghiệp cũng cần kiện toàn bộ máy để có thể đáp ứng đúng sự phát triển ổn định. “Kiện toàn” được hiểu là “làm cho mạnh mẽ và đầy đủ” hay sắp xếp , hoàn thiện đầy đủ bộ máy toàn cấp chính quyền trong một tổ chức. Với mục tiêu ổn định hệ thống chính trị trong các cơ quan, thì kiện toàn chính là xác định rõ các chức năng, nhiệm vụ của bộ máy, tinh gọn các khâu tổ chức không cần thiết, từ đó tạo nên những khâu tổ chức mới, bổ nhiệm những cán bộ phụ trách có kinh nghiệm, kiến thức.

Có thể nói đây là kỳ Quốc hội đầu tiên đương kim Thủ tướng được giới thiệu để bầu Chủ tịch nước. Theo Tổng thư ký Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc, ngoài bầu 3 lãnh đạo chủ chốt Nhà nước gồm Chủ tịch nước, Thủ tướng, Chủ tịch Quốc hội, Quốc hội sẽ bầu một số phó thủ tướng, phó chủ tịch Quốc hội và phê chuẩn bổ nhiệm một số thành viên Chính phủ theo đề xuất của Thủ tướng.

Cụ thể, chức danh Chủ tịch nước đang do Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đồng thời đảm nhiệm. Tháng 10/2018, sau biến cố đương kim Chủ tịch nước Trần Đại Quang từ trần, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng được Quốc hội tín nhiệm bầu giữ chức Chủ tịch nước. Sau rất nhiều nhiệm kỳ, người đứng đầu Đảng đồng thời cũng là người đứng đầu Nhà nước. Sau hơn 2 năm gánh vác hai vai trò quan trọng, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng tiếp tục được tín nhiệm tái cử chức Tổng bí thư khóa XIII.

Trong thời gian kỳ Quốc hội cuối cùng của khóa XIV, vị trí Chủ tịch nước sẽ được kỳ họp cuối Quốc hội khóa XIV kiện toàn. Nhân sự được giới thiệu đề cử bầu vào chức danh này là đương kim Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc. Đây là thông tin đã được Tổng thư ký Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc xác nhận.

Đại biểu Quốc hội khóa cũ, khóa mới ra sao?

Trước đó, khi các vòng hiệp thương giới thiệu nhân sự ứng cử đại biểu Quốc hội khóa XV đang diễn ra, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cũng nằm trong danh sách ứng cử của khối Chủ tịch nước. Theo thông lệ, nhân sự được cơ cấu giới thiệu ứng cử ở khối cơ quan nào nghĩa là đang công tác, hoặc sẽ công tác trong khối cơ quan đó.

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Hà Giang bên lề phiên họp. - Sputnik Việt Nam, 1920, 26.03.2021
Đại biểu Quốc hội lên tiếng: "Dừng điện hạt nhân là đúng đắn"

Tuy nhiên, với chức danh Phó chủ tịch nước - bà Đặng Thị Ngọc Thịnh đang giữ cương vị này nhưng không tái cử Trung ương khóa XIII.  Trong danh sách ứng cử đại biểu Quốc hội khóa mới ở khối Chủ tịch nước ngoài Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước Lê Khánh Hải, còn có nữ Bí thư Tỉnh ủy An Giang Võ Thị Ánh Xuân.

Ngoài thông tin xác nhận đương kim Thủ tướng được giới thiệu để bầu làm Chủ tịch nước, ứng cử viên cho hai vị trí chủ chốt còn lại là Thủ tướng và Chủ tịch Quốc hội đều chưa được công bố.

Tuy nhiên, nhìn vào danh sách sơ bộ nhân sự được các cơ quan Trung ương giới thiệu ứng cử đại biểu Quốc hội khóa XV cho thấy có một số thay đổi. Như Trưởng ban Tổ chức Trung ương Phạm Minh Chính được giới thiệu ứng cử khối Chính phủ, Bí thư Thành ủy Hà Nội Vương Đình Huệ ứng cử ở khối Quốc hội.

Trong khối Chính phủ, sau Đại hội XIII có 9 thành viên không tham gia Ban Chấp hành Trung ương khóa XIII. Trong đó, 8 người hết tuổi tái cử gồm: Phó thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình, Phó thủ tướng Trịnh Đình Dũng, Bộ trưởng Quốc phòng Ngô Xuân Lịch, Bộ trưởng Nội vụ Lê Vĩnh Tân, Bộ trưởng Xây dựng Phạm Hồng Hà, Bộ trưởng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Xuân Cường, Bộ trưởng Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Ngọc Thiện và Bộ trưởng - Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng.

Ngoài ra, 1 thành viên Chính phủ là ủy viên Trung ương khóa XII đủ tuổi tái cử nhưng không trúng cử Ban Chấp hành Trung ương khóa mới là Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo Phùng Xuân Nhạ.

Toàn bộ lãnh đạo Quốc hội không tái cử

Một trong những vấn đề nổi trội ở kỳ Quốc hội này là ở khối Quốc hội, 12 người không tham gia Ban Chấp hành Trung ương khóa XIII, trong đó, gồm toàn bộ lãnh đạo Quốc hội.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc trình bày báo cáo tổng kết của Chính phủ nhiệm kỳ 2016-2021. - Sputnik Việt Nam, 1920, 25.03.2021
Quốc hội kỳ cuối ngày thứ 2: "Gọi tên" các cơ quan tư pháp, Kiểm toán Nhà nước

Các nhân sự không tái cử Trung ương khóa mới gồm: Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân, 4 phó chủ tịch Quốc hội; Tổng thư ký, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội; Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh; Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học Công nghệ và Môi trường; Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại; Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa - Giáo dục - Thanh niên - Thiếu niên và Nhi đồng; Trưởng ban Công tác đại biểu và Chủ tịch Hội đồng Dân tộc.

Đây cũng là các chức danh sẽ được kiện toàn để bộ máy mới của Quốc hội có thể vận hành ngay, theo lời Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân tại phiên họp thứ 53 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Riêng với hai vị trí của Phó chủ tịch Quốc hội Đỗ Bá Tỵ và Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng An ninh Võ Trọng Việt, do nhân sự dự kiến giới thiệu giữ các chức danh này chưa phải là đại biểu Quốc hội nên việc kiện toàn sẽ thực hiện tại kỳ họp Quốc hội đầu tiên của khóa XV (diễn ra vào tháng 7).

Trong danh sách 130 người được giới thiệu ứng cử ở khối Quốc hội có nhiều gương mặt mới. Ngoài Bí thư Hà Nội Vương Đình Huệ còn có Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam Trần Thanh Mẫn; Bí thư Tỉnh ủy Khánh Hòa Nguyễn Khắc Định; Phó chủ nhiệm Tổng cục Chính trị QĐND Trần Quang Phương; Bí thư Tỉnh ủy Đắk Lắk Bùi Văn Cường; Phó chánh Văn phòng Trung ương Đảng Nguyễn Đắc Vinh; Bí thư Tỉnh ủy Đồng Nai Nguyễn Phú Cường; Bí thư Đảng ủy khối doanh nghiệp trung ương Y Thanh Hà Niê Kđăm…

các Đại biểu Quốc hội đặt vòng hoa và vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh. - Sputnik Việt Nam, 1920, 24.03.2021
Khai mạc kỳ họp thứ 11 - kỳ họp cuối cùng Quốc hội khóa XIV

Trong khi đó, Phó chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Trần Sỹ Thanh lại được giới thiệu ứng cử ở khối Kiểm toán Nhà nước. Tại phiên thảo luận tại tổ về báo cáo tổng kết công tác nhiệm kỳ của Quốc hội khóa XIV chiều 25/3, đại biểu Hoàng Đức Thắng (Quảng Trị) đã nêu băn khoăn về tính kế thừa, chuyển tiếp khi lần này phải thay toàn bộ lãnh đạo Quốc hội. Ông Thắng nói:

“Tôi thấy rất e ngại về việc chuyển giao thế hệ lãnh đạo Quốc hội kỳ này khi tính kế thừa của khóa XIV cho khóa XV là rất ít”.

Ông cho rằng nhiều lãnh đạo các ngành khác về Quốc hội không dễ bắt tay ngay vào công việc khi chưa có kinh nghiệm. Chắc chắn sẽ có những lúng túng, bỡ ngỡ và điều đó sẽ ảnh hưởng tới chất lượng hoạt động giai đoạn tới. Vì thế, cần tính đến chiến lược quy hoạch cán bộ để những nhiệm kỳ sau để Quốc hội đảm bảo được tính kế thừa, vững chắc.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала