Cơ chế hoạt động của vũ khí laser
"Giả sử một chiếc máy bay không người lái đang bay, nhưng ta cần khiến nó không bay được nữa. Có thể dùng pháo bắn trúng nó, hoặc có thể sử dụng tia laser: đơn giản là đốt cháy nó - nhưng đây là một biện pháp rất tốn kém, hoặc là vô hiệu hóa hệ thống điều khiển của nó, - ông Kovsh nói.
Nhà khoa học lưu ý rằng phương án thứ hai - phá hủy hệ thống điều khiển - ngày nay tỏ ra hiệu quả hơn so với vũ khí laser chiến đấu. Đây là biện pháp dùng tia laser chiếu vào thiết bị, tạo ra một xung lực bức xạ từ thứ cấp cực mạnh đốt cháy các chip và hệ thống điều khiển của nó, biện pháp này hiện đang được các cường quốc quân sự hàng đầu triển khai rộng rãi.
Đồng thời, người đứng đầu Hiệp hội Laser lưu ý rằng với trình độ phát triển của khoa học hiện nay, việc sử dụng tia laser để phá hủy về mặt vật lý các mục tiêu vốn trước đây được coi là quá tiêu tốn năng lượng, ngày càng trở nên phổ biến hơn.
Ông Kovsh nhắc lại rằng Mỹ đã chế tạo được và sử dụng một loại vũ khí laser chiến đấu 60 kilowatt nhỏ gọn, việc sử dụng loại vũ khí laser này cách đây mười năm là không thực tế vì nó cần đến một nguồn năng lượng "khổng lồ" để hoạt động. Một ví dụ khác về vũ khí laser chiến đấu mới được Trung Quốc giới thiệu gần đây - đó là súng trường tấn công laser, tuy nhiên, đây là dự án mà ông Kovsh cho là "kỳ dị".
"Không rõ có nguồn cung cấp năng lượng cho nó ra sao: nếu nó nằm bên trong khẩu súng trường thì quả thực có thể mang theo bên mình, mang theo, ngắm bắn, nhưng nếu nó tách rời thì rất nặng để xách theo", - nhà khoa học giải thích.