Theo người đứng đầu cơ quan ngoại giao Nga, định dạng nói trên, với sự tham gia của tất cả các quốc gia quan trọng trong khu vực, các nước láng giềng của Afghanistan và Hoa Kỳ, có thể giúp điều phối hoạt động hỗ trợ quá trình hòa giải dân tộc ở Afghanistan.
"Tùy theo sự phát triển của tiến trình lập lại hòa bình ở Afghanistan, chúng tôi có kế hoạch khôi phục lại cơ chế này", - Bộ trưởng Nga nói với tờ Hindustan Times của Ấn Độ.
Xung đột Afghanistan
Tại Afghanistan đang diễn ra cuộc đối đầu giữa quân chính phủ và các chiến binh của phong trào Taliban cực đoan, lực lượng trước đây từng chiếm đóng một phần đáng kể lãnh thổ vùng nông thôn, từ đó tấn công các thành phố lớn. Lực lượng quốc phòng và an ninh quốc gia Afghanistan đang tiến hành những chiến dịch phối hợp chống khủng bố trên khắp cả nước. Quá trình đàm phán hòa bình giữa chính phủ Afghanistan và Taliban đã được khởi động ngày 12/9/2020 tại thủ đô Doha của Qatar.
Trước đó, vào cuối tháng 2 năm ngoái, tại một buổi lễ ở Qatar, Hoa Kỳ và Taliban đã ký thỏa thuận hòa bình đầu tiên sau 18 năm chiến tranh, đề ra việc rút quân đội nước ngoài khỏi Afghanistan sau 14 tháng và triển khai tiến trình đối thoại liên Afghanistan sau khi có thỏa thuận trao đổi tù nhân.
Trước đó tại Moskva cũng đã diễn ra những cuộc tham vấn theo hình thức được gọi là "định dạng Moskva", trong đó Nga đóng vai trò trung gian, cung cấp cơ sở cho chính phủ Afghanistan và Taliban tiến hành đàm phán, nhưng đại diện của các quốc gia khác liên quan đến tình hình Afghanistan lại không tham gia cuộc đàm phán đó. Vào tháng 3, hội nghị "nhóm ba nước" mở rộng về Afghanistan (Nga, Hoa Kỳ, Trung Quốc, Pakistan) với sự tham gia của các bên Afghanistan đã diễn ra tại Moskva.