Theo tài khoản Twitter của hệ thống, tầng trên của tên lửa Kosmos-3M, được phóng lên từ tháng 5 năm 1981, và vệ tinh khí tượng Mỹ DMSP, phóng lên vũ trụ vào tháng 5 năm 1978, có thể sẽ va chạm vào thứ Bảy lúc 00.18 giờ Hà Nội trên quỹ đạo với độ cao khoảng 800 km.
Xác suất va chạm - khoảng 20%
Người ta ghi nhận theo tính toán, các vật thể có thể bay qua nhau ở khoảng cách khoảng 21 mét. Theo EUSST, xác suất va chạm khoảng 20%, và nếu xảy ra, sẽ hình thành hơn 4 triệu mảnh vỡ trên quỹ đạo, trong đó hơn 400 mảnh kích thước lớn hơn 20 cm.
Hiện nay, hàng triệu mảnh vỡ của tên lửa và vệ tinh bị phá hủy đang ở trên quỹ đạo Trái đất. Tốc độ các mảnh vỡ khoảng 8 km / giây, nhanh hơn nhiều lần so với một viên đạn. Nếu va chạm, chúng dễ dàng đâm thủng lớp vỏ tàu vũ trụ. Do đó trạm MKS (ISS) thay đổi quỹ đạo của mình vài lần trong năm để tránh va chạm với các mảnh vỡ không gian
Sự gia tăng liên tục khối lượng rác trên các quỹ đạo gần trái đất có nguy cơ đóng cửa vĩnh viễn khả năng tiếp cận không gian của nhân loại.