Việt Nam có thêm 8 bến cảng biển mới ở 5 tỉnh, thành phố

© Flickr / ePi.LongoCam Ranh
Cam Ranh - Sputnik Việt Nam, 1920, 10.04.2021
Đăng ký
Theo báo cáo của Bộ Giao thông vận tải (GTVT), tổng số bến cảng trong hệ thống cảng biển Việt Nam đã tăng lên 8 bến. Trong đó, cảng biển Bà Rịa – Vũng Tàu có 4 bến cảng mới; các tỉnh, thành phố Hải Phòng, TP.HCM, Đồng Nai, Khánh Hòa, mỗi địa phương có thêm 1 bến cảng.

Hàng hóa qua cảng biển đã vượt quy hoạch

Bộ GTVT vừa công bố danh mục bến cảng thuộc các cảng biển Việt Nam. Theo đó, hệ thống cảng biển Việt Nam hiện có tổng cộng 286 bến cảng. Một số khu vực cảng biển có số bến cảng lớn gồm: Hải Phòng có 50 bến, Vũng Tàu có 46 bến và TP.HCM có 42 bến.

Một số cảng biển có số lượng bến ít gồm: Quảng Bình, Quy Nhơn, Kiên Giang, mỗi khu vực có 4 bến cảng; cảng biển Hải Thịnh, Đồng Tháp, mỗi khu vực có 3 bến cảng; cảng biển Thái Bình, Thừa Thiên – Huế, Kỳ Hà, Tiền Giang, cảng biển Cần Thơ (thuộc Sóc Trăng), Cà Ná (Ninh Thuận), mỗi khu vực có 2 bến cảng. Các cảng biển Quảng Trị, Vũng Rô, Bình Dương, Trà Vinh, An Giang, Vĩnh Long, Năm Căn đều có 1 bến cảng.

Сảng Việt Nam - Sputnik Việt Nam, 1920, 28.02.2021
Cảng biển Việt Nam đạt kỷ lục về lượng hàng thông qua

Theo Bộ GTVT, so với danh mục cảng biển được Bộ công bố vào tháng 4/2020, tổng số bến cảng trong hệ thống cảng biển Việt Nam đã tăng lên 8 bến. Trong đó, cảng biển Bà Rịa – Vũng Tàu có số bến cảng tăng nhiều nhất, gồm: Bến cảng Hyosung Vina Chemicals, Bến cảng Quốc phòng Quân khu 7, Bến cảng chuyên dùng Dự án Tổ hợp hóa dầu miền Nam, Bến cảng Hải đoàn 129. 

Ngoài ra, Hải Phòng có thêm Bến cảng MPC Port; Khánh Hòa có thêm Bến cảng tổng hợp Nam Vân Phong; cảng biển Đồng Nai có thêm Bến cảng Vĩnh Hưng và TP.HCM có thêm Bến cảng Bến Nghé – Phú Hữu.

Cục Hàng hải Việt Nam (Bộ GTVT) cũng cho biết, với hệ thống bến cảng trải dài từ Bắc vào Nam, cảng biển Việt Nam đã và đang phát huy tốt vai trò đầu mối thông thương hàng hóa trong bối cảnh hội nhập sâu rộng của đất nước.

Trung bình mỗi năm, cảng biển Việt Nam đón khoảng 120.000 lượt tàu biển, với mức tăng trưởng tổng thể của hàng hóa đạt gần 16%/năm. Riêng năm 2020, tổng lượng hàng thông qua cảng biển Việt Nam đạt tới 692 triệu tấn, vượt 14-21% so với quy hoạch. 

Cảng Việt Nam đón tàu có sản lượng xếp dỡ cao nhất

Cuối tháng 3/2021, cảng SSIT (thuộc khu vực cảng Cái Mép – Thị Vải, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu) đã tiếp nhận tàu MSC AURIGA của tuyến dịch vụ container trực tiếp đi Mỹ của hãng tàu MSC. Tổng sản lượng xếp dỡ của tàu này là 15.000 Teus.

 Tàu thuyền ngư dân các tỉnh, thành phố ven biển miền Trung di chuyển vào Âu thuyền Thọ Quang (Đà Nẵng) để phòng chống bão số 5. - Sputnik Việt Nam, 1920, 17.09.2020
Tin mới về bão số 5: Việt Nam cấm biển, Quân đội bắn pháo hiệu, sơ tán hơn 1 triệu dân

Theo SSIT, đây là kỷ lục về sản lượng một lần xếp dỡ cao nhất của tàu quốc tế từng cập vào Việt Nam. Trong đó, khoảng 12.000 Teus là hàng nhập vào Việt Nam và 3.000 Teus là hàng xuất khẩu.

Công ty Liên doanh Dịch vụ Container Quốc tế Cảng Sài Gòn – SSA (SSIT) là cảng nước sâu tại khu vực Cái Mép – Thị Vải. Liên doanh này được thành lập vào năm 2006 giữa công ty SSA Marine (Mỹ) và hai đối tác Việt Nam gồm Tổng Công ty Hàng Hải Việt Nam và Công ty cổ phần Cảng Sài Gòn.

SSIT là cảng nằm ở hạ lưu khu vực cảng Cái Mép, diện tích 60 ha và có 600 m cầu cảng. Cảng được xây dựng để khai thác tàu container kích cỡ lớn và được trang bị các thiết bị khai thác hiện đại, bao gồm các cầu bờ lớn nhất Việt Nam.

Trước đó, vào tháng 10/2020, cảng Cái Mép – Thị Vải đã đón siêu tàu Margrethe Maersk với sức chở hơn 18.300 Teus (một trong những tàu container lớn nhất thế giới), trở thành một trong số khoảng 20 cảng lớn trên thế giới có đủ năng lực tiếp nhận tàu cỡ này.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала