"Thông qua các biện pháp trừng phạt, người Mỹ sẽ không thể đạt được sự nhượng bộ. Bằng sự ủng hộ chế độ Zionist và hành động khủng bố, họ không thể nhận được bất kỳ sự nhượng bộ nào. Họ phải ngừng suy ngẫm về điều này. Nếu họ ngừng suy nghĩ theo cách đó, thì chúng tôi sẽ khởi động cơ chế xác minh và sau đó quay trở lại thực hiện các nghĩa vụ của mình về JCPOA", - ông Zarif nói trong cuộc họp báo sau cuộc gặp với Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov.
Ngoại trưởng Nga nói rằng quan điểm của Nga hoàn toàn tương đồng với cách tiếp cận của Iran và Matxcơva kiên quyết yêu cầu dỡ bỏ hoàn toàn các lệnh trừng phạt của Mỹ, vốn không liên quan đến Kế hoạch Hành động Toàn diện chung (JCPOA).
Tai nạn hạt nhân tại Natanz
Tình hình trở nên phức tạp hơn sau khi phía Iran thông báo rằng tại cơ sở hạt nhân ở Natanz đã phát hiện ra sự cố trong mạng lưới phân phối điện. Người đứng đầu Tổ chức Năng lượng Nguyên tử Iran, Ali Akbar Salehi, gọi đây là "biểu hiện của chủ nghĩa khủng bố hạt nhân". Tờ New York Times dẫn nguồn tin cho hay, nguyên nhân xảy ra tai nạn Natanz là vụ nổ do phía Israel tổ chức. Sau đó, người đứng đầu và Bộ Ngoại giao Iran tuyên bố rằng Israel có liên quan đến vụ việc.
Vào năm 2019, đúng một năm sau khi Mỹ rút khỏi thỏa thuận, Iran tuyên bố cắt giảm dần các nghĩa vụ của mình theo giai đoạn trong phạm vi thỏa thuận, từ bỏ các hạn chế trong nghiên cứu hạt nhân, máy ly tâm và mức độ làm giàu uranium. Vào cuối năm 2020, đạo luật có hiệu lực ở Iran bắt buộc khởi động sản xuất uranium làm giàu cao (từ 20%), bắt đầu sử dụng các máy ly tâm mạnh hơn vượt quá quy định của thỏa thuận và từ chối các cuộc thanh tra mở rộng của IAEA nếu Tehran không thể tự do kinh doanh dầu mỏ và thực hiện các hoạt động tài chính.