Tàu khu trục John Paul Jones đã vi phạm điều gì?
Tàu khu trục John Paul Jones của Hạm đội 7 trên đường từ Vịnh Ba Tư đến eo biển Malacca đi vào vùng đặc quyền kinh tế gần quần đảo Lakshadweep của Ấn Độ. Theo luật pháp và quy định của Ấn Độ, tàu nước ngoài có thể tự do đi qua lãnh hải của Ấn Độ. Nhưng điều này chỉ áp dụng cho tàu dân sự, còn tàu chiến phải được sự cho phép của Chính phủ Ấn Độ mới được đi qua. Lập trường này của Ấn Độ phù hợp với Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển, quy định rằng bất kỳ cuộc điều động tàu chiến nào, kể cả những hoạt động liên quan đến sử dụng vũ khí và chất nổ, đều không được thực hiện nếu không có sự đồng ý của các quốc gia ven biển.
Đáp lại điều này, đại diện Hạm đội 7 của đã phát biểu như sau: tàu John Paul Jones thực hiện nhiệm vụ trong khuôn khổ chương trình "Chiến dịch bảo vệ tự do hàng hải", tàu chạy cách quần đảo Lakshadweep 130 dặm, theo quan điểm của Mỹ, đó là vùng biển quốc tế, chứ không phải khu vực thuộc Ấn Độ.
Ẩn sau nguyên tắc "tự do hàng hải"
Từ năm 1979, Mỹ đã tiến hành các hoạt động đảm bảo "tự do hàng hải" trên khắp thế giới. Mục đích của các hoạt động này là không thừa nhận các hành động đơn phương của các quốc gia hạn chế việc đi lại của tàu nước ngoài. Cụ thể, điều này thể hiện ở hướng tàu chiến và máy bay đến các khu vực mà Hoa Kỳ cho là vùng biển tự do (theo quy định, đây là các vùng lãnh hải cách bờ biển 12 hải lý).
Vụ tàu John Paul Jones không phải là trường hợp cá biệt. Điều tương tự đã từng xảy ra hồi tháng 11 năm 2020, khi tàu khu trục John McCain đi vào lãnh hải của Nga ở Vịnh Pie Đại đế. K
hi đó, sau khi bị hải quân Nga cảnh cáo, tàu Mỹ đã nhanh chóng rút lui vào vùng biển quốc tế, nhưng phát ngôn viên của Hạm đội 7 Mỹ tuyên bố: “Theo kế hoạch lập ra, tất cả các hoạt động mà chúng tôi tiến hành đều tuân thủ luật pháp quốc tế và cho thấy rằng Mỹ sẽ bay, đi tàu và hoạt động ở bất cứ nơi đâu được luật pháp quốc tế cho phép, bất kể hiện diện ở những nơi có các yêu sách hàng hải quá mức và bất kể các sự kiện đang xảy ra. Chừng nào một số quốc gia tiếp tục đưa ra các yêu sách hàng hải thiếu phù hợp với luật pháp quốc tế, như được phản ánh trong Công ước Luật Biển năm 1982, nhằm hạn chế một cách bất hợp pháp các quyền và tự do ảnh hưởng đến tất cả các quốc gia, thì khi đó Mỹ sẽ vẫn tiếp tục bảo vệ và đảm bảo các quyền đó cho tất cả các nước."
India conveys its concerns to the US:
— WION (@WIONews) April 10, 2021
In an unexpected move, US Navy ship USS John Paul Jones conducts navigation operation in India's exclusive economic zone (EEZ) without consent.
Mohammed Saleh gets you the story pic.twitter.com/yorh1mxQ6u
Phía Mỹ đã xuất phát từ quan điểm tương tự khi thực hiện các hoạt động "tự do hàng hải" ở Biển Đông. Chẳng hạn, khi đi gần các đảo thuộc quần đảo Trường Sa, Mỹ tuyên bố rằng họ coi các vùng biển này là lãnh hải quốc tế, tức là khu vực mà không ai có thể đưa ra tuyên bố chủ quyền. Trước hết, điều này nhằm tới Trung Quốc, quốc gia tuyên bố 80% Biển Đông là lãnh thổ của mình. Nhưng điều này cũng áp dụng bình đẳng cho tất cả các quốc gia khác trong khu vực như Việt Nam, Philippines, Indonesia, là các nước tuyên bố chủ quyền của họ đối với quần đảo Trường Sa. Có nghĩa là, các hành động của Hải quân Mỹ mang tính biểu dương lực lượng, không ngụ ý đánh chiếm quần đảo Lakshadweep hay quần đảo Trường Sa.
Tuy nhiên có một nghịch lý là, khi thực hiện các hoạt động bảo đảm tự do hàng hải, Mỹ viện dẫn Công ước Luật Biển năm 1982, trong đó thực sự có Điều 87 về tự do hàng hải. Nhưng Washington lại không ký Công ước này.
Cựu Tổng tư lệnh Hải quân Ấn Độ, Đô đốc Arun Prakash, đã viết trên trang Twitter của mình về sự cố với tàu John Paul Jones: “Có một điều trớ trêu đặc biệt trong trường hợp này. Khi mà Ấn Độ phê chuẩn Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1995, cho đến nay Mỹ vẫn chưa làm điều đó. Hạm đội 7 đang tiến hành các hoạt động "tự do hàng hải" trong vùng đặc quyền kinh tế của Ấn Độ và vi phạm luật pháp quốc gia của chúng tôi. Đây là điều rất tồi tệ”.
There is irony here. While India ratified UN Law of the Seas in 1995, the US has failed to do it so far. For the 7th Fleet to carry out FoN missions in Indian EEZ in violation of our domestic law is bad enough. But publicising it? USN please switch on IFF! https://t.co/8qyUkd4mK4
— Arun Prakash (@arunp2810) April 9, 2021
Thậm chí còn tệ hơn là trong vấn đề này, Mỹ muốn sống theo các khái niệm tự do hàng hải, nhưng bản thân Mỹ lại không coi trọng Hiệp ước quốc tế và luật pháp của các quốc gia có chủ quyền.