Đâu là sự thật vụ LG rao bán nhà máy sau thất bại thương vụ với Vingroup?

© AFP 2023 / Jung Yeon-jeĐiện thoại thông minh của LG.
Điện thoại thông minh của LG. - Sputnik Việt Nam, 1920, 14.04.2021
Đăng ký
Thông tin việc LG (Hàn Quốc) rao bán nhà máy sản xuất smartphones ở Hải Phòng sau khi thương vụ bán cho Vingroup của tỷ phú Phạm Nhật Vượng thất bại đang gây xôn xao dư luận.

Sự thật nào về việc LG rao bán nhà máy 2.000 tỷ đồng ở Việt Nam? Lãnh đạo địa phương và đại diện LG Hải Phòng nói gì về thông tin này?

Thực hư tin LG rao bán Nhà máy 2.000 tỷ đồng ở Việt Nam

Hôm 4/4 vừa qua, đại diện LG cho biết sẽ chấm dứt sản xuất và bán smartphones sau nhiều năm kinh doanh thua lỗ. Bộ phận về sản xuất điện thoại thông minh của LG sẽ ngừng hoạt động vào ngày 31/7/2021 tới đây.

LG Electronics Inc. - Sputnik Việt Nam, 1920, 09.04.2021
Từ chối Vingroup, LG đang “thất thủ” ở Việt Nam

Trước đó, truyền thông đưa tin về việc LG đàm phán để bán lại mảng di động cho Tập đoàn Vingroup của tỷ phú Phạm Nhật Vượng, tuy nhiên, thương vụ thất bại do mức giá mà phía doanh nghiệp Việt Nam đưa ra thấp hơn so với kỳ vọng của gã khổng lồ Hàn Quốc.

“Thương vụ thất bại và lý do lớn nhất là chênh lệch về mức giá đề xuất của hai bên đã không đạt được thỏa thuận”, nguồn tin từ một quan chức trong ngành tiết lộ với báo giới Hàn Quốc hồi tháng 2/2021.

Tuy nhiên, trên cổng thông tin thành phố Hải Phòng cho biết, đại diện truyền thông tập đoàn Vingroup lên tiếng phủ nhận về thương vụ với phía LG và khẳng định “đây chỉ là tin đồn”.

Quyết định rút khỏi thị trường smartphones của LG xuất phát từ kết quả kinh doanh không quá khả quan (với khoản lỗ lên tới 4,5 tỷ USD) cũng như thị trường smartphones cạnh tranh khốc liệt với những gã khổng lồ lớn khác như Apple. Samsung, Huawei, Xiaomi, Sony, Oppo..

Trong thông cáo phát đi, phía LG cho biết việc rút khỏi thị trường smartphones cạnh tranh khốc liệt sẽ giúp công ty này tập trung hơn vào các mảng kinh doanh tăng trưởng tốt khác như linh kiện xe điện, thiết bị kết nối và nhà thông minh.

© Ảnh : Facebook / Công ty Luật IPICNhà máy LG ở Việt Nam.
Đâu là sự thật vụ LG rao bán nhà máy sau thất bại thương vụ với Vingroup? - Sputnik Việt Nam, 1920, 14.04.2021
Nhà máy LG ở Việt Nam.

Sau thương vụ đổ bể với phía Vingroup, LG Electronics được cho là cũng tiến hành các bước tiếp theo để dừng hoạt động sản xuất tại các nhà máy ở Hải Phòng (Việt Nam), Taubate (Brazil) và Thanh Đảo (Trung Quốc). Trong đó, đáng chú ý, nhà máy ở Hải Phòng, Việt Nam là cơ sở sản xuất smartphones lớn nhất của hãng.

Được biết, công suất trung bình mỗi năm của nhà máy LG ở Hải Phòng lên tới khoảng 10 triệu thiết bị di động (xấp xỉ một nửa sản lượng smartphones toàn cầu của hãng).

Liên quan đến thông tin LG rao bán nhà máy ở Việt Nam với giá hơn 2.000 tỷ đồng, vừa qua, ông Lê trung Kiên, Trưởng Ban Quản lý các khu kinh tế Hải Phòng thông tin cho biết, Ban Quản lý chưa nhận được bất cứ thông báo nào từ phía công ty điện tử đa quốc gia của Hàn Quốc này.

Theo đó, ông Lê Trung Kiên phủ nhận thông tin trên và cho rằng nhiều khả năng đây chỉ là tin đồn. Ông Kiên nhấn mạnh, Ban Quản lý Khu kinh tế Hải Phòng chưa nghe được thông tin LG rao bán nhà máy tại Hải Phòng.

“Đó chỉ là tin đồn, tất cả các nhà máy của LG vẫn hoạt động bình thường”, Trưởng Ban Quản lý các khu kinh tế Hải Phòng nhấn mạnh.

Vị này cũng cho biết, thông tin LG Electronics dừng sản xuất điện thoại thông minh là đúng còn việc rao bán nhà máy ở Hải Phòng là hoàn toàn không chính xác.

LG Hải Phòng nói gì về tin rao bán nhà máy?

Ngày 14/4, đại diện tập đoàn LG Hải Phòng trao đổi với báo giới khẳng định, thông tin LG rao bán nhà máy ở Hải Phòng với giá hơn 2000 tỷ đồng là “chưa chính xác”.

Logo LG ở Seoul - Sputnik Việt Nam, 1920, 05.04.2021
LG phải rời bỏ thị trường điện thoại thông minh như thế nào
LG Hải Phòng cũng nhấn mạnh, thực tế, các hoạt động của nhà máy vẫn diễn ra bình thường.

Phía LG Hải Phòng nêu rõ, thông tin rao bán nhà máy sản xuất điện thoại tại Hải Phòng không phải của LG đưa ra, mà là của báo chí nước ngoài (Hàn Quốc) thu thập, do đó thông tin có thể không chính xác. Đơn vị này cho hay, tính đến thời điểm này chỉ có duy nhất thông báo nội bộ về việc sẽ tạm dừng sản xuất ngành hàng smartphones.

Theo chia sẻ của vị lãnh đạo với Tuổi trẻ, kế hoạch sắp tới, dây chuyền sản xuất điện thoại sẽ tạm ngưng từ khoảng tháng 6/2021 và các bộ phận liên quan sẽ có trách nhiệm phải thông báo đến các đối tượng để họ có kế hoạch chuẩn bị, không nhập nguyên liệu cũng như sắp xếp các vấn đề liên quan.

“Một số nơi đang đánh đồng nghĩ rằng nhà máy LG tại Việt Nam là nhà máy chỉ sản xuất điện thoại mà quên mất tại đây còn sản xuất đa dạng nhiều loại mặt hàng khác”, đại diện LG Hải Phòng cho biết và khẳng định dây chuyền sản xuất điện thoại chỉ đóng một phần nhỏ trong nhà máy của hãng ở Hải Phòng.

Vị lãnh đạo cũng nhấn mạnh, hiện LG vẫn đang tiếp tục mở rộng thêm các nhà xưởng để phục vụ nhu cầu sản xuất các ngành hàng khác.

“Trong trường hợp tạm dừng dây chuyền sản xuất điện thoại, chúng tôi cũng sẽ nhanh chóng chuyển đổi sang sản xuất những mặt hàng là thế mạnh của mình”, vị đại diện LG tại Hải Phòng khẳng định.

Hiện tại, gã khổng lồ Hàn Quốc LG đang sở hữu 3 nhà máy sản xuất tại Việt Nam và tất cả đều tập trung ở Hải Phòng.

Cụ thể, công ty điện tử đa quốc gia của Hàn Quốc này có các nhà máy như LG Electronics Vietnam Hai Phong (LGEVH) chuyên sản xuất các sản phẩm điện tử, LG Innotek Vietnam Hai Phong (LGITVH) chuyên sản xuất và bán các linh kiện điện tử và LG Display Vietnam Hai Phong (LGDVH) chuyên sản xuất màn hình LCD và OLED cho hãng.

Điện thoại thông minh LG Q52. - Sputnik Việt Nam, 1920, 05.04.2021
LG chính thức chấm dứt việc sản xuất điện thoại thông minh

Báo cáo tài chính cập nhật cho thấy, “cứ điểm” Việt Nam đang vận hành rất tốt và đem lại lợi nhuận cho LG, cụ thể, cụm ba nhà máy tại Hải Phòng đều mang về cho LG doanh thu và lợi nhuận hàng tỷ đồng.

Trong ba nhà máy này, quy mô lớn nhất là LG Electronics, chuyên sản xuất các sản phẩm điện tử như TV, điều hòa, máy hút bụi, máy giặt, tủ lạnh, một phần linh kiện điện thoại…

Báo cáo kinh doanh năm ngoái (2020), cho thấy, bất chấp dịch bệnh, LG Electronics ghi nhận doanh thu vào khoảng 5.556 tỷ won ( xấp xỉ hơn 118.000 tỷ đồng) và tăng 35% so với năm 2019. Trong khi lợi nhuận ròng đạt 197 tỷ won, tương đương khoảng 4.200 tỷ đồng so với cùng kỳ năm trước.

Nhà máy chuyên sản xuất màn hình LG Display ghi nhận doanh thu năm 2020 đạt 1.830 tỷ won, khoảng 38.957 tỷ đồng, và lãi sau thuế 165 tỷ won, xấp xỉ 3.512 tỷ đồng.

LG Innotek năm 2020 ghi nhận doanh thu 1.743 tỷ won, xấp xỉ 37.100 tỷ đồng, tăng 17% so với năm trước. Lợi nhuận ròng ở mức 98 tỷ won, tức khoảng 2.100 tỷ đồng.

Gộp chung lại, tổng 3 nhà máy của LG tại Việt Nam đã đem về cho công ty mẹ LG hơn 194.000 tỷ đồng trong năm 2020, một trong những thời điểm “khó khăn nhất lịch sử” vừa qua.

Lao động Việt Nam có bị đe dọa thất nghiệp nếu LG dừng sản xuất điện thoại?

Đầu tháng này, báo chí nước ngoài khi đưa tin về việc ‘LG rao bán nhà máy’ ở Việt Nam sau khi tuyên bố chính thức rút khỏi mảng smartphones lo ngại hệ lụy đóng cửa cơ sở sản xuất sẽ gây nên làn sóng thất nghiệp nghiêm trọng, ồ ạt, đồng loạt ở địa phương.

Theo báo giới Hàn Quốc, sau khi xuất hiện tin đồn về việc LG bán nhà máy Taubate ở Brazil, ban lãnh đạo điều hành và nhiều nhân viên khu sản xuất đã tiến hành đình công vì lo ngại mất việc, thất nghiệm, giảm thu nhập, đe dọa cuộc sống khó khăn trong bối cảnh dịch bệnh như hiện nay.

Logo LG ở Seoul - Sputnik Việt Nam, 1920, 25.04.2019
LG chính thức tuyên bố chuyển sản xuất smartphone đến Việt Nam

Tại Việt Nam, chính quyền cũng đang theo dõi diễn biến tình hình hết sức sát sao. Theo Uỷ viên Ban Chấp hành Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Chủ tịch Liên đoàn Lao động Hải Phòng Tống Văn Băng, vào thời điểm hiện tại, công nhân làm việc tại nhà máy LG vẫn đang làm việc ổn định.

Liên đoàn Lao động Hải Phòng khẳng định cũng chưa hề tiếp nhận thông tin nào về việc công nhân nhà máy phải nghỉ việc hay có những lo lắng liên quan thông tin rao bán nhà máy của LG ở địa phương.

Chủ tịch Tống Văn Băng nêu rõ, cá nhân ông có nắm được thông tin LG rao bán nhà máy sản xuất điện thoại thông qua thông tin báo chí phản ánh gần đây, tuy nhiên cập nhật từ Ban quản lý các khu kinh tế của thành phố Hải Phòng khẳng định đến nay phía LG chưa có thông tin chính thức về việc sẽ bán nhà máy như truyền thông đưa tin.

Vị này cũng khẳng định, tập đoàn LG tại Hải Phòng xây dựng chuỗi tổ hợp nhiều nhà máy sản xuất đa lĩnh vực và có các cơ chế sẵn sàng tiếp nhận công nhân tại những dây chuyền bị ảnh hưởng sang phục vụ sản xuất tại những dây chuyền khác, do đó, vấn đề sa thải hàng loạt nhân công sẽ hạn chế.

“Về vấn đề người lao động, chúng tôi vẫn đang tiếp tục theo dõi để kịp thời nắm bắt tình hình”, vị lãnh đạo nêu rõ.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала