"Tại Hội nghị cấp cao đặc biệt về Myanmar vào ngày 24 tháng 4, tôi kêu gọi các nhà lãnh đạo ASEAN hãy hành động lập tức và đồng thuận. Tối thiểu là các thành viên hội nghị cấp cao nên thoả thuận về việc cử phái đoàn cấp cao của ASEAN đến Myanmar để hiệp lực với tất cả các bên hữu quan", - ông Ban Ki-moon phát biểu tại cuộc họp của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc.
Theo lời ông, ASEAN hiện chưa có phản ứng thống nhất về tình hình ở Myanmar. Như cựu Tổng thư ký Liên Hợp Quốc gợi ý, «không nên sử dụng nguyên tắc không can thiệp vào công việc nội bộ của các quốc gia chủ quyền như là cái cớ để không hành động trong bối cảnh diễn ra những vụ vi phạm nhân quyền nghiêm trọng".
Ông Ban Ki-moon chỉ ra rằng theo dữ liệu của các nhà hoạt động nhân quyền, kể từ đầu cuộc khủng hoảng ở Myanmar, “lực lượng an ninh đã giết chết hơn 700 người, trong đó có 50 trẻ em”.
Cựu Tổng thư ký LHQ cho biết mới đây ông đã đề nghị chính quyền Myanmar cho phép ông đến đất nước này để tiếp xúc với tất cả các bên và cố gắng tháo gỡ tình hình. Tuy nhiên, theo lời ông, yêu cầu đó đã không được đáp ứng.
Đảo chính quân sự ở Myanmar
Ngày 1 tháng 2, phái quân sự Myanmar ban bố tình trạng khẩn cấp kéo dài 1 năm và bãi miễn ban lãnh đạo đất nước, bao gồm Tổng thống và Cố vấn nhà nước. Theo giải thích của đại diện quân đội, sở dĩ như vậy là bởi đã có gian lận quy mô lớn trong cuộc bầu cử hồi tháng 11 năm 2020. Phái quân sự đã thành lập nội các mới. Kể từ đầu tháng Hai, cư dân của nước Cộng hòa đã đổ xuống đường biểu tình phản chiến và bị lực lượng an ninh trấn áp khắc nghiệt. Theo dữ liệu của các nhà hoạt động nhân quyền, do các cuộc đụng độđã có hơn 560 người thiệt mạng.