Ngành kinh doanh than ở Trung Quốc
"Trước thềm hội nghị thượng đỉnh về khí hậu, các quốc gia cần chú ý đến thực tế là mức tiêu thụ than đang tăng lên: ví dụ, tình hình này ở Trung Quốc cũng như ở Ấn Độ đang gia tăng, các nhà sản xuất ở đây đốt một nửa lượng than. Rõ ràng là Thỏa thuận Paris không được thực hiện”, - tỷ phú Nga viết trên Telegram.
"Chính phủ Trung Quốc có thể rất phấn khởi khi làm tất cả để cho thế giới thấy rằng họ có khả năng làm được điều gì đó. Tuy nhiên, doanh nghiệp than Trung Quốc chỉ hoạt động vì mục đích làm giàu đang tích cực chống thay đổi, và sự phản kháng này sẽ càng gia tăng. Tất nhiên, ranh giới ở đây khá mong manh, và tôi sẽ không loại trừ khả năng có thể xảy ra một cuộc đảo chính. Tình hình thật vô lý: một nhóm nhỏ những người giàu Trung Quốc tham lam - greedy few - liên tục phá hủy hệ sinh thái của toàn bộ hành tinh”, – ông Deripaska lưu ý.
Hội nghị thượng đỉnh về khí hậu
Hồi cuối tháng 3, Tổng thống Mỹ Joe Biden mời các nhà lãnh đạo thế giới tham dự cuộc đàm phán về khí hậu, cuộc gặp sẽ được tổ chức trực tuyến trong hai ngày 22-23 tháng 4. Trong số những người được mời tham dự hội nghị thượng đỉnh về khí hậu sắp tới có các nhà lãnh đạo của Nga và Trung Quốc.
"Hội nghị thượng đỉnh sắp tới có trở thành công cụ thực sự hiệu quả trong cuộc chiến chống sự nóng lên toàn cầu hay không là câu hỏi mang tính cấp bách", ông Deripaska nói.
Theo ông, tất cả công cụ trong cuộc chiến này đã được biết đến từ lâu: đó là tăng thuế than lên 75-100 USD/tấn khí thải, nâng tỷ trọng năng lượng hạt nhân lên 50% và đóng cửa các trạm than "man rợ" và lò hơi.
"Nếu Trung Quốc thực sự có ý định đạt được mức độ trung hòa than vào năm 2060, như nhiều lần hứa hẹn, thì công việc trong các lĩnh vực này sẽ gia tăng trong tương lai gần", - doanh nhân Nga khẳng định.