Bầu cử Việt Nam: Chống “thù trong”, “giặc ngoài”

© Ảnh : Thái Hùng-TTXVNĐại tướng Tô Lâm phát biểu tại buổi tiếp xúc cử tri.
Đại tướng Tô Lâm phát biểu tại buổi tiếp xúc cử tri. - Sputnik Việt Nam, 1920, 20.04.2021
Đăng ký
Để bầu cử Quốc hội khóa XV và HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021 -2026 ở Việt Nam thành công, chính quyền Hà Nội sẽ phải tăng cường chống “thù trong”, “giặc ngoài”.

“Thù trong” – đó là những đối tượng cậy thế (con đồng chí X, cháu đồng chí Y), cậy quyền, cậy tiền để tranh thủ “mua” phiếu, vận động bầu cử, tranh thủ chiếm ghế, mua quan, bán chức.

 “Giặc ngoài” là những thế lực thù địch, phản động luôn cố tình xuyên tạc, bôi nhọ lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chính phủ, Quốc hội bằng chiêu bài dân chủ và nhân quyền tự do.

Bộ trưởng Công an Tô Lâm làm việc với Ủy ban Bầu cử Quảng Ngãi

Ngày 20/4, Đại tướng Tô Lâm, Bộ trưởng Bộ Công an, Ủy viên Hội đồng Bầu cử Quốc gia, Trưởng Đoàn giám sát, kiểm tra của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Hội đồng Bầu cử Quốc gia đã có buổi làm việc với Ủy ban Bầu cử tỉnh Quảng Ngãi.

Mục đích của buổi làm việc là kiểm tra tình hình triển khai thực hiện công tác bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu Hội đồng nhân dân (HĐND) các cấp nhiệm kỳ 2021- 2026 tại địa phương.

Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm trình bày chuyên đề: “Những nhận thức mới và tư duy mới về an ninh quốc gia”.  - Sputnik Việt Nam, 1920, 29.03.2021
Bộ trưởng Tô Lâm: Nguy cơ đe dọa chủ quyền lãnh thổ trên Biển Đông là thách thức lớn

Báo cáo với đồng chí Tô Lâm, Ủy ban Bầu cử Quảng Ngãi cho hay, thời gian qua, Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp trong tỉnh đã tổ chức hội nghị cử tri ở thôn, tổ dân phố đối với người ứng cử đại biểu HĐND ở cả 3 cấp. Theo đó, có 11 người người ứng cử đại biểu Quốc hội và 97 người ứng cử đại biểu HĐND tỉnh. Ủy ban Bầu cử Quảng Ngãi khẳng định tất cả đều có số phiếu tín nhiệm đạt tỷ lệ 100%.

Trước đó, ngày 16/3 vừa qua, Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Quảng Ngãi tổ chức hội nghị Hiệp thương lần thứ 3, lập danh sách 13 người ứng cử đại biểu Quốc hội khóa XV. Trong đó, địa phương có 10 người, Trung ương giới thiệu 3 người và 87 người ứng cử đại biểu HĐND tỉnh Quảng Ngãi nhiệm kỳ 2021-2026. Lãnh đạo địa phương khẳng định thực hiện đảm bảo chất lượng và cơ cấu theo quy định.

Ủy ban Bầu cử tỉnh Quảng Ngãi cũng nhấn mạnh, đến nay, 100% bản làng xa xôi, vùng hẻo lánh, hải đảo đã triển khai tốt công tác chuẩn bị bầu cử.

Địa phương cho hay, các đơn vị, cơ sở hoàn thành việc in tiểu sử tóm tắt và danh sách chính thức những người ứng cử đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND các cấp và phân phối cho địa phương, các tổ chức phụ trách bầu cử để tổ chức thực hiện việc niêm yết đảm bảo theo quy định của Luật Bầu cử.

Đồng thời cũng tăng cường kiểm tra, đẩy mạnh công tác tuyên truyền trực quan, đảm bảo an ninh trật tự, an toàn về công tác bầu cử ở tất cả các địa phương, đặc biệt là ở vùng sâu, vùng xa, huyện đảo Lý Sơn.

Đấu tranh chống luận điệu sai trái về bầu cử ở Việt Nam

Phát biểu tại buổi làm việc, Đại tướng Tô Lâm đánh giá cao công tác chuẩn bị bầu cử tại tỉnh Quảng Ngãi đã đảm bảo đúng tiến độ và quy định của pháp luật.

Ngân hàng Nhà nước chi nhánh TP.HCM. - Sputnik Việt Nam, 1920, 13.03.2021
Ông Tô Duy Lâm thôi chức Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh TP.HCM

Người đứng đầu Bộ Công an, Ủy viên Hội đồng Bầu cử Quốc gia cũng đồng thời yêu cầu tỉnh Quảng Ngãi tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, rà soát, bổ sung các phương án đảm bảo an ninh trật tự, đối phó với tình hình diễn biến phức tạp của dịch bệnh Covid-19, đảm bảo tổ chức thành công cuộc bầu cử sắp đến.

Trưởng Đoàn giám sát, kiểm tra của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Hội đồng Bầu cử Quốc gia – Đại tướng Tô Lâm cũng đề nghị tỉnh Quảng Ngãi đẩy mạnh công tác tuyên truyền về bầu cử với các nội dung, hình thức phong phú, đa dạng, nhiều phương thức.

Bộ trưởng Công an nhấn mạnh đến việc phải quan tâm đến các đối tượng phụ nữ, người lao động, đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa, vùng biển đảo; bà con ngư dân làm việc dài ngày trên biển.

© Ảnh : Lê Ngọc Phước - TTXVN Đại tướng Tô Lâm, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an, Ủy viên Hội đồng bầu cử Quốc gia phát biểu chỉ đạo tại buổi làm việc.
Bầu cử Việt Nam: Chống “thù trong”, “giặc ngoài” - Sputnik Việt Nam, 1920, 20.04.2021
Đại tướng Tô Lâm, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an, Ủy viên Hội đồng bầu cử Quốc gia phát biểu chỉ đạo tại buổi làm việc.
“Không quên tiếp tục đấu tranh, phản bác với các quan điểm, luận điệu sai trái, đồng thời, tiếp tục rà soát, phân loại, đánh giá tính chất, nội dung các vụ việc cụ thể liên quan đến những tiềm ẩn phức tạp về an ninh trật tự trên địa bàn”, Đại tướngs Tô Lâm nêu rõ.

Không để phát sinh điểm nóng, không để phản động lợi dụng chống phá

Trước đó, ngày 19/4, Bộ trưởng Tô Lâm cùng đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Hội đồng Bầu cử quốc gia đã có buổi làm việc với tỉnh Quảng Nam nhằm giám sát, kiểm tra công tác chuẩn bị bầu cử Quốc hội khóa XV và HĐND các cấp nhiệm kỳ mới.

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ kiểm tra công tác bầu cử ở Khu vực bỏ phiếu số 5, thôn Nam Tử, xã Kiến Thiết.  - Sputnik Việt Nam, 1920, 13.04.2021
Chủ tịch Quốc hội Việt Nam: Sẵn sàng ứng phó các tình huống trong khi diễn ra bầu cử

Ông Phan Việt Cường, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, Chủ tịch Ủy ban Bầu cử tỉnh Quảng Nam cho biết, việc tổ chức hiệp thương, lấy ý kiến cử tri nơi cư trú thực hiện đúng theo hướng dẫn của Trung ương.

“Tình hình an ninh trật tự được đảm bảo, không có “điểm nóng” làm cản trở công tác bầu cử. Công tác giám sát, kiểm tra bầu cử được địa phương thực hiện thường xuyên. Công tác tuyên truyền về bầu cử được chủ động thực hiện”, ông Cường nhấn mạnh.

Toàn tỉnh hiện có hơn 1.160.834 cử tri, ngày 16/4 vừa qua đã thông qua 10 người ứng cử ĐBQH, 91 người ứng cử đại biểu HĐND tỉnh Quảng Nam khóa X.

Đại tướng Tô Lâm yêu cầu tỉnh cần tập trung làm tốt công tác lãnh đạo, chỉ đạo giải quyết khiếu nại, tố cáo, hướng dẫn vận động bầu cử đúng pháp luật. Bên cạnh đó cần tiếp tục chỉ đạo chặt chẽ việc xây dựng các phương án bảo đảm an ninh chính trị và trật tự, an toàn xã hội.

“Kiên quyết đấu tranh chống mọi luận điệu xuyên tạc, âm mưu, hành động phá hoại cuộc bầu cử, lợi dụng bầu cử để gây rối, lợi dụng mạng xã hội, internet để chống phá bầu cử”, Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm chỉ đạo nêu rõ.

Ủy viên Ủy ban Bầu cử Quốc gia cũng nhấn mạnh, tỉnh Quảng Nam cần chủ động thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 để cuộc bầu cử diễn ra thành công, an toàn, nghiêm túc, đặc biệt là cần chủ động xây dựng các phương án, kịch bản nhằm kịp thời ứng phó nếu dịch bệnh xảy ra trong thời gian chuẩn bị và tổ chức bầu cử thành công.

Không dùng tiền mua chuộc cử tri, mua phiếu bầu cử

Trong ngày 20/4, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã tổ chức Hội nghị Tập huấn kỹ năng vận động bầu cử cho người ứng cử đại biểu Quốc hội khóa XV khối Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.

Ông Ngô Sách Thực, Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam chủ trì Hội nghị và giới thiệu tới những người ứng cử ĐBQH khóa XV khối Mặt trận một số quy định pháp luật về vận động bầu cử, việc xây dựng chương trình hành động của người ứng cử ĐBQH.

Quốc hội Việt Nam - Sputnik Việt Nam, 1920, 31.03.2021
Đề cử 3 nhân sự để bầu giữ chức Phó Chủ tịch Quốc hội

Ông Ngô Sách Thực nhấn mạnh, sau khi Hội đồng Bầu cử Quốc gia công bố danh sách chính thức những người ứng cử theo từng đơn vị bầu cử trong cả nước, cơ quan, tổ chức, đơn vị có người ứng cử đại biểu Quốc hội thông báo cho người ứng cử của cơ quan, tổ chức, đơn vị mình sắp xếp thời gian về địa phương nơi ứng cử để thực hiện quyền vận động bầu cử theo Kế hoạch của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Thời gian vận động bầu cử được bắt đầu từ ngày công bố danh sách chính thức những người ứng cử và kết thúc trước 7 giờ ngày 22/5/2021 tới đây.

Phổ biến tại Hội nghị về nnguyên tắc vận động bầu cử, ông Thực nêu rõ, việc tổ chức cho những người ứng cử gặp gỡ, tiếp xúc cử tri tại hội nghị tiếp xúc cử tri ở địa phương nơi mình ứng cử phải được tiến hành “dân chủ, công khai, bình đẳng”, đúng pháp luật và đảm bảo trật tự, an toàn xã hội.

Theo Phó Chủ tịch UBTƯ MTTQ Việt Nam, ngoài các cuộc tiếp xúc cử tri ở địa phương nơi ứng cử thì việc vận động bầu cử thông qua các phương tiện thông tin, đại chúng cũng là kênh rất quan trọng để các ứng cử viên được thực hiện quyền vận động bầu cử.

Đặc biệt, ông Thực lưu ý, trong vận động bầu cử tránh việc lợi dụng vận động bầu cử để tuyên truyền trái với Hiến pháp và pháp luật hoặc làm tổn hại danh dự, nhân phẩm, uy tín, lợi ích hợp pháp của tổ chức, các nhân khác.

Cùng với đó phải ngăn chặn việc lợi dụng vận động bầu cử để vận động tài trợ, quyên góp trong nước và nước ngoài cho tổ chức, cá nhân mình.

Cũng theo Phó Chủ tịch Ngô Sách Thực, để đảm bảo công bằng bình đẳng cho các ứng cử viên, không được lạm dụng chức vụ quyền hạn để sử dụng các phương tiện thông tin đại chúng trong vận động bầu cử.

“Người ứng cử không sử dụng hoặc hứa tặng, cho, ủng hộ, tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất để lôi kéo, mua chuộc cử tri”,  ông Ngô Sách Thực nhấn mạnh.
© Ảnh : Minh Đức - TTXVNPhó Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam Ngô Sách Thực phát biểu tại hội nghị.
Bầu cử Việt Nam: Chống “thù trong”, “giặc ngoài” - Sputnik Việt Nam, 1920, 20.04.2021
Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam Ngô Sách Thực phát biểu tại hội nghị.
Chống nạn “con ông cháu cha”, chạy chức, chạy quyền, chạy phiếu

Tại Việt Nam, chống nạn mua quan bán chức, đảm bảo chất lượng đội ngũ cán bộ, nhất là đại biểu Quốc hội, HĐND các cấp, quan điểm chung của Đảng và Nhà nước được thể hiện rõ trong Chị thị số 45 của Bộ Chính trị về lãnh đạo cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV là giới thiệu những người tiêu biểu về phẩm chất, đạo đức và năng lực, có quan điểm, lập trường chính trị vững vàng, đủ tiêu chuẩn theo quy định của pháp luật, có điều kiện thực hiện nhiệm vụ tham gia làm đại biểu Quốc hội.

“Kiên quyết không giới thiệu ứng cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp những người không xứng đáng, không đủ tiêu chuẩn, nhất là những người sa sút về phẩm chất đạo đức, tham nhũng, chạy chức, chạy quyền, xu nịnh, kiêu ngạo, quan liêu, gây mất đoàn kết, ảnh hưởng xấu đến uy tín của Đảng, Nhà nước”, Chỉ thị nêu rõ.

Các đại biểu giơ tay biểu quyết thống nhất danh sách chính thức 160 ứng cử viên đại biểu HĐND thành phố Hà Nội khóa XVI - Sputnik Việt Nam, 1920, 18.04.2021
UBTVQH điều chỉnh cơ cấu đại biểu Quốc hội khóa XV của thành phố Hà Nội
Do đó, trước khi chống “giặc ngoài”, cần phải đảm bảo vững chắc bộ máy bên trong, tăng sức mạnh nội tại.

Cả hệ thống chính trị của Việt Nam, các địa phương, cơ sở đảm bảo giới thiệu, lựa chọn bầu được những đại biểu Quốc hội thật sự tiêu biểu, xứng đáng đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của nhân dân.

Đúng như Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từng khẳng định, đối với đội ngũ cán bộ, đại biểu, phải bảo đảm đủ tiêu chuẩn, đủ số lượng, có cơ cấu hợp lý, nhưng phải lấy tiêu chuẩn, chất lượng đại biểu làm trọng tâm, không vì cơ cấu mà hạ thấp tiêu chuẩn - quan trọng không phải “anh là con đồng chí nào”, mà anh có thể làm được gì cho nhân dân, đất nước.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала