Việt Nam rút 2 người khỏi danh sách ứng cử đại biểu Quốc hội khóa XV

© Ảnh : Văn Điệp - TTXVNQuốc hội nghe Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính phát biểu nhậm chức.
Quốc hội nghe Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính phát biểu nhậm chức. - Sputnik Việt Nam, 1920, 21.04.2021
Đăng ký
Việt Nam vừa rút hai ứng cử viên khỏi danh sách ứng cử ĐBQH khóa XV theo Nghị quyết do Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ ký ban hành.

Do vấn đề sức khỏe (bị đột quỵ), Thượng tướng Võ Trọng Việt, Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng An ninh và bà Phạm Thị Bích Ngọc, Hàm vụ trưởng Văn phòng Quốc hội, Đại sứ Việt Nam tại Sri Lanka kiêm nhiệm Maldives (do vướng chuyện gia đình) đã được rút khỏi danh sách ứng cử đại biểu Quốc hội khóa XV.

Thượng tướng Võ Trọng Việt được rút khỏi danh sách ứng cử đại biểu QH khoá XV

Theo thông tin mới nhất, Thượng tướng Võ Trọng Việt, Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng An ninh Quốc hội sẽ không tham gia ứng cử Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) khóa XV sau khi đột ngột phải nhập viện vì đột quỵ.

Như Sputnik Việt Nam đã thông tin, tại hội nghị hiệp thương lần 3 vừa qua đã thông qua danh tổng cộng 205 ứng viên ứng cử ở Trung ương.

Toàn cảnh lễ chào cờ bế mạc Kỳ họp thứ 11, Quốc hội khóa XIV.  - Sputnik Việt Nam, 1920, 20.04.2021
Những đại biểu rời nghị trường trăn trở điều gì cho Quốc hội nhiệm kỳ mới?

Tuy nhiên, căn cứ theo Nghị quyết ngày 20/4 của Hội đồng Bầu cử Quốc gia gửi danh sách trích ngang những người ứng cử Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) do Trung ương giới thiệu về các tỉnh, thành phố trên khắp cả nước chỉ có 203 ứng cử viên. Được biệt, Nghị quyết này do Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ ký ban hành.

Theo đó, ở cấp Trung ương có 2 người rút khỏi danh sách ứng cử viên là Thượng tướng Võ Trọng Việt, Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng An ninh của Quốc hội khóa XIV. Người còn lại bà Phạm Thị Bích Ngọc, Hàm vụ trưởng Văn phòng Quốc hội, Đại sứ Việt Nam tại Srilanka kiêm nhiệm Maldives.

Trả lời báo chí liên quan đến nghị quyết 252 (ngày 20/4/2021), Trưởng Ban Công tác Đại biểu của Ủy ban Thường vụ Quốc hội bà Nguyễn Thị Thanh xác nhận việc hai ứng cử viên là Thượng tướng Võ Trọng Việt và Đại sứ Phạm Thị Bích Ngọc được rút khỏi danh sách ứng cử ĐBQH khóa XV.

Lý do rút khỏi danh sách ứng cử của Thượng tướng Võ Trọng Việt là vì tình hình sức khỏe. Hội đồng Bầu cử Quốc gia đã xem xét trường hợp của Thượng tướng Võ Trọng Việt, căn cứ vào tình hình sức khỏe hiện nay của Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng An ninh Quốc hội và quyết định đưa ông ra khỏi danh sách. Thượng tướng Võ Trọng Việt hiện vẫn đang được điều trị tại bệnh viện.

Trước đó, chiều 16/4, Thượng tướng Võ Trọng Việt được đưa vào khoa cấp cứu Bệnh viện Hữu nghị đa khoa Nghệ An trong tình trạng hôn mê do bất ngờ bị đột quỵ. Bác sĩ xác định ông bị xuất huyết não.

Đến ngày 17/4, Thượng tướng Việt đã được khẩn trương chuyển ra cấp cứu ở Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 trong tình trạng hôn mê, phải thở máy. PGS.TS Nguyễn Thị Kim Tiến, Trưởng Ban Bảo vệ, Chăm sóc sức khỏe cán bộ Trung ương, nguyên Bộ trưởng Bộ Y tế cho biết, các giáo sư, bác sĩ thuộc Ban Bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cán bộ Trung ương và các y bác sĩ của Bệnh viện Quân đội 108 đang nỗ lực hết sức chăm sóc sức khoẻ cho Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng An ninh Võ Trọng Việt.

Trong khi đó, người còn lại là bà Phạm Thị Bích Ngọc đã có đơn gửi Hội đồng Bầu cử Quốc gia xin rút khỏi danh sách vì lý do gia đình. Bà Nguyễn Thị Thanh cho biết, Hội đồng Bầu cử Quốc gia đã đồng ý với nguyện vọng của bà Ngọc và đưa bà ra khỏi danh sách ứng cử ĐBQH khóa tới của Trung ương.

Sau khi danh sách chính thức được công bố, cơ quan, tổ chức, đơn vị có người ứng cử đại biểu Quốc hội có trách nhiệm thông báo cho người ứng cử của cơ quan, tổ chức, đơn vị mình sắp xếp thời gian về địa phương nơi ứng cử để thực hiện quyền vận động bầu cử theo Kế hoạch của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Ứng cứ viên ở địa phương có trách nhiệm chủ động liên hệ với Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi mình ứng cử để biết kế hoạch và lịch tiếp xúc cử tri.

Bắt đầu “cuộc đua” vào Quốc hội Việt Nam khóa XV

Như Sputnik Việt Nam đã đưa tin, dự kiến bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026 của Việt Nam sẽ diễn ra vào ngày 23/5/2021 tới đây.

Theo tin chính thức từ Hội đồng Bầu cử Quốc gia, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng sẽ ứng cử Đại biểu Quốc hội khóa XV tại Hà Nội, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc sẽ ứng cử tại TP.HCM. Thủ tướng Phạm Minh Chính ứng cử ở Cần Thơ. Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ sẽ ứng cử ở Hải Phòng.

© Ảnh : Trí Dũng – TTXVNCác đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước tại phiên họp.
Việt Nam rút 2 người khỏi danh sách ứng cử đại biểu Quốc hội khóa XV - Sputnik Việt Nam, 1920, 21.04.2021
Các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước tại phiên họp.

Theo danh sách từ Hội nghị hiệp thương lần 3, khối các cơ quan Đảng có 11 người, khối Chủ tịch nước 3 người, khối Quốc hội, các cơ quan thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Văn phòng Quốc hội (ĐBQH hoạt động chuyên trách ở Trung ương) có 130 người.

TP.HCM là địa phương được Trung ương giới thiệu người về ứng cử nhiều nhất (13 ứng viên), Hà Nội xếp ngay sau với (12 ứng viên), Thanh Hóa (7 ứng viên). Các tỉnh Nghệ An, Bình Dương, Đồng Nai mỗi địa phương 6 người, còn lại các tỉnh, thành phố khác được phân bổ, giới thiệu 2 - 4 người.

Các đại biểu giơ tay biểu quyết thống nhất danh sách chính thức 160 ứng cử viên đại biểu HĐND thành phố Hà Nội khóa XVI - Sputnik Việt Nam, 1920, 18.04.2021
UBTVQH điều chỉnh cơ cấu đại biểu Quốc hội khóa XV của thành phố Hà Nội
Hội đồng Bầu cử quốc gia lưu ý, khi vận động bầu cử, mỗi ứng cử viên phải trình bày chương trình hành động và nội dung này sẽ được Mặt trận lưu trữ đề làm cơ sở giám sát hoạt động của đại biểu nếu trúng cử.

Việc công bố danh sách chính thức những người ứng cử đại biểu Quốc hội theo từng đơn vị bầu cử trong cả nước, công bố danh sách chính thức những người ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân theo từng đơn vị bầu cử tại địa phương được thực hiện chậm nhất là vào ngày 28/4 (25 ngày trước ngày bầu cử).

Theo Trưởng Ban Công tác Đại biểu của Ủy ban Thường vụ Quốc hội bà Nguyễn Thị Thanh, việc công bố danh sách chính thức những người ứng cử đại biểu Quốc hội theo từng đơn vị bầu cử ở từng tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương được thực hiện chậm nhất là vào ngày 3/5 (20 ngày trước ngày bầu cử).

Đồng thời, việc niêm yết danh sách chính thức những người ứng cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân kèm theo tiểu sử tóm tắt của từng người ở khu vực bầu cử do các Tổ Bầu cử thực hiện, chậm nhất vào ngày 3/5 (20 ngày trước bầu cử).

Thời gian tổ chức các hội nghị tiếp xúc cử tri để người ứng cử vận động bầu cử bắt đầu từ ngày công bố danh sách chính thức người ứng cử và kết thúc trước thời bắt đầu bỏ phiếu 24h (trước 7h ngày 22/5/2021).

Bầu cử Việt Nam càng công bằng, càng không ngại bất cứ thế lực nào

Đồng chí Nguyễn Viết Chức, Phó Chủ nhiệm Hội đồng Tư vấn về Văn hóa – Xã hội, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam nhấn mạnh, càng gần đến ngày bầu cử, càng phải đảm bảo công bằng giữa các ứng cử viên, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cũng như các tổ chức thành viên phải tăng tính giám sát, phản biện, ngăn chặn những trường hợp không xứng đáng.

Quốc hội Việt Nam - Sputnik Việt Nam, 1920, 01.04.2021
Đại biểu Kiên Giang: Không thể để “treo” kết luận kiểm toán

Theo ông Chức, đối với quá trình bầu cử ĐBQH và đại biểu HĐND, đến nay Việt Nam đã có kinh nghiệm, làm khá bài bản, trải qua từng giai đoạn, từng thời kỳ. Sau Hội nghị hiệp thương lần thứ ba, yếu tố công khai minh bạch được quan tâm nhiều hơn, bởi công khai minh bạch mới tạo ra dân chủ.

“Đặc biệt đây cũng là lúc các đối tượng, thế lực thù địch đưa thông tin không đúng, xuyên tạc chống phá cuộc bầu cử nhiều nhất”, ông Nguyễn Viết Chức nhấn mạnh.

Ông Chức cũng chỉ ra thêm vấn đề khác đó là phát sinh tình trạng khiếu nại tố cáo, rồi có người vì thù hằn cá nhân gửi đơn thư tố cáo đi khắp các nơi.

“Đây là vấn đề thời kỳ nào, ở đâu cũng có nhưng tôi tin rằng với tinh thần chỉ đạo quyết liệt, minh bạch, dân chủ từ trên xuống dưới, vì một Nhà nước “của dân, do dân, vì dân” thì những vấn đề trên chỉ là khó khăn nhất định. Không phải vì chuyện đó mà chúng ta giảm đi tính công khai, minh bạch”, Phó Chủ nhiệm Hội đồng Tư vấn về Văn hóa – Xã hội, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam nhấn mạnh.

Trong bối cảnh đó, theo vị chuyên gia chia sẻ với Đại Đoàn Kết, cần phải “rộng đường dư luận” để cho toàn dân biết được thông tin về những ứng cử viên của mình, vì thông tin về các ứng cử viên càng nhiều thì người dân mới đủ thông tin để đánh giá, lựa chọn những người xứng đáng vào bộ máy.

Ông Nguyễn Viết Chức nhấn mạnh, trong giai đoạn này cần thiết nhất là khâu giám sát và lắng nghe. Đồng thời, vị chuyên gia cũng lưu ý, tại thời điểm này, tinh thần đoàn kết cộng đồng càng ngày càng phải cao hơn nữa, cảnh giác trước các âm mưu phá hoại của một số người cố chấp và các thế lực thù địch phản động.

Các đại biểu giơ tay biểu quyết thống nhất danh sách chính thức 160 ứng cử viên đại biểu HĐND thành phố Hà Nội khóa XVI - Sputnik Việt Nam, 1920, 18.04.2021
UBTVQH điều chỉnh cơ cấu đại biểu Quốc hội khóa XV của thành phố Hà Nội

Đối với vấn đề công khai, minh bạch, ông Chức nhấn mạnh, càng công khai càng không sợ các thế lực thù địch. Phát huy tính dân chủ, vì dân chủ càng cao thì hiệu quả càng cao.

“Lúc đó không ngại bất kỳ thế lực nào vì chúng ta đã làm một cách nghiêm túc”, vị chuyên gia chia sẻ.

Phó Chủ nhiệm Hội đồng Tư vấn về Văn hóa – Xã hội, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cũng nêu rõ, ở thời kỳ này phải đảm bảo làm sao vận động bầu cử phải công bằng, tránh hiện tượng “người này, người kia” lợi dụng tiền bạc, quyền chức để hứa hẹn với người dân những điều không đúng, hứa nhưng không thực hiện được, hoặc là thực hiện những việc trái với quy định của bầu cử.

“Càng gần thắng lợi thì càng nhiều gian khó, nhưng tôi tin với cách chuẩn bị như hiện nay chúng ta sẽ thành công”, ông Nguyễn Viết Chức cho biết.

Dẫn chứng việc đi giám sát công tác chuẩn bị bầu cử ở Thái Nguyên, ông Nguyễn Viết Chức cho biết, cử tri bây giờ trình độ rất cao và phải có niềm tin, tin rằng cử tri hiểu được quyền và trách hiệm của mình.

“Cho nên bây giờ làm sao để cho cử tri hiểu được đi bầu cử cần chọn đúng người đúng việc. Đây vừa là trách nhiệm nhưng vừa là quyền lợi”, ông Chức nêu rõ.

Về vấn đề giám sát lời hứa của người ứng cử, ông Chức cho rằng, cử tri họ rất tinh, anh mà hướng suông, sẽ mất phiếu. Tuy nhiên, mặt khác, “hứa hẹn” cũng phải là chuyện thực tế, tránh làm lệch lạc nhận thức của cử tri. Phải làm sao tính toán để vận độn bầu cử công bằng, để bầu cử thực sự diễn ra dân chủ, công khai, minh bạch, chọn được người tài, đại biểu xứng đáng.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала