Trong buổi tiếp Đại sứ Nga Konstantin Vnukov trước khi ông rời Việt Nam về nước, Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc ghi nhận tầm quan trọng của việc thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa hai nước chúng ta trong mọi lĩnh vực, tương ứng với cấp độ Đối tác chiến lược toàn diện.
Trong bài viết này, chúng tôi sẽ đề cập đến một số lĩnh vực hợp tác dựa trên cuộc trò chuyện giữa phóng viên Sputnik và ông Yevgeny Vlasov - đại diện trường phái Việt Nam học Viễn Đông, Phó Hiệu trưởng phụ trách Quan hệ Quốc tế của Trường Đại học Liên bang Viễn Đông.
Trường Đại học Liên bang Viễn Đông (FEFU) là đầu tàu hợp tác Nga Việt trong lĩnh vực công nghệ thông tin
"Trường Đại học Liên bang Viễn Đông (FEFU) rất chú trọng đến việc đào tạo các chuyên gia về Đông Nam Á, đặc biệt là chuyên gia về Việt Nam. – ông Evgeny Vlasov nói với phóng viên Sputnik: - Mỗi năm chúng tôi đào tạo 15-20 sinh viên tốt nghiệp ngành Việt Nam học. Ra trường, họ làm việc làm trong các cơ quan chính phủ, công ty thương mại, tổ chức khoa học và giảng dạy ở các vùng khác nhau của Nga và ở Việt Nam. Trường Đại học Liên bang Viễn Đông của chúng tôi có văn phòng tại Việt Nam, Trung Quốc, Nhật Bản và Ấn Độ. Văn phòng đại diện của FEFU tại nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được thành lập năm 2018 trên cơ sở Trường Đại học Quốc gia Hà Nội, đang tích cực hoạt động để quảng bá hệ thống giáo dục Nga, ngôn ngữ và văn hóa Nga, đồng thời thu hút thanh niên Việt Nam đến với trường đại học của chúng tôi. Trong bối cảnh Việt Nam đang có xu hướng đi sang Mỹ, Úc, Nhật Bản và các nước Châu Âu để lấy bằng đại học, chúng tôi phải tìm ra những hình thức hợp tác mới, thú vị và tạo ra nhu cầu trong lĩnh vực giáo dục. Hiện nay, chúng tôi đang triển khai một trong những hình thức hợp tác với trường Đại học Quốc gia Hà Nội và Đại học FTP của công ty công nghệ thông tin FTP lớn nhất Việt Nam. Kết quả của sự hợp tác này, được thể hiện trong các chương trình ngắn hạn và thực tập, là đào tạo một đội ngũ quốc tế gồm các chuyên gia Nga và Việt Nam, sẽ làm việc tại các văn phòng của tập đoàn tại 21 quốc gia trên thế giới. Tiếp tới, chúng tôi nghĩ đến việc lập ra các chương trình đào tạo toàn diện".
Hiện nay, đối với Việt Nam, đất nước đang bước vào kỷ nguyên Cách mạng công nghiệp 4.0 và số hóa cả nước, công nghệ thông tin là lĩnh vực rất quan trọng. Vùng Viễn Đông của LIên bang Nga có nhiều tiềm năng và thành tựu to lớn trong lĩnh vực CNTT: lập trình, hoạt động dự án, giải pháp công nghệ. Ở đây có rất nhiều chuyên gia tạo ra chương trình cho các nước châu Âu và Mỹ, mà FEFU là trình điều khiển quá trình này. Viễn Đông là đối tác thú vị đối với Việt Nam trong các lĩnh vực CNTT quan trọng như tạo công cụ tìm kiếm, hình thành dịch vụ bưu chính, chính phủ điện tử, v.v. Chúng tôi sẵn sàng cung cấp cho người Việt Nam mã truy cập phần mềm để họ tiếp tục hoàn thiện. Hợp tác Nga-Việt trong lĩnh vực an ninh mạng, vốn đang trở thành một trong những lĩnh vực quan trọng của an ninh quốc gia, có thể là lĩnh vực quan trọng, cũng giống như hợp tác quân sự-kỹ thuật".
Người Việt Nam ở Vladivostok rất năng động
Trong cuộc phỏng vấn chia tay với Sputnik, Đại sứ CHXHCNVN tại Liên bang Nga Ngô Đức Mạnh đã nói về tình yêu của ông đối với Việt Nam và mong muốn phát triển quan hệ Nga Việt, về lòng hiếu khách của người dân các vùng khác nhau trong nước Nga rộng lớn. Đề cập đến vai trò to lớn của cộng đồng người Việt trong đời sống ở các thành phố Nga, ông Ngô Đức Mạnh cho biết rằng người Việt hòa nhập vào xã hội Nga, nhưng đồng thời cũng cố gắng bảo tồn các giá trị văn hóa dân tộc. Đánh giá này hoàn toàn phù hợp những người Việt Nam đang sống và làm việc tại thành phố Vladivostok - "thủ phủ" vùng Viễn Đông của Liên bang Nga.
"Cộng đồng người Việt ở Vladivostok gồm khoảng 1.500-2.000 người, – ông Yevgeny Vlasov tiếp tục câu chuyện của mình. - Đây chủ yếu là đại diện các doanh nghiệp vừa và nhỏ: nhiều nhà hàng, công ty xuất nhập khẩu, công ty du lịch của người Việt hoạt động thành công. Các khu kinh tế được tạo ra ở Viễn Đông với cơ chế đặc biệt để thu hút đầu tư nước ngoài - các vùng lãnh thổ ưu tiên phát triển, cảng tự do Vladivostok đang chờ đợi các khoản đầu tư lớn từ nhà nước và tư nhân Việt Nam. Đại diện cộng đồng người Việt Nam tại Vladivostok, cùng các sinh viên Việt Nam theo học tại ba trường đại học - Trường Đại học Liên bang Viễn Đông (FEFU), trường Đại học Hàng hải mang tên Đô đốc G.I. Nevelskoy và trường Đại học Kinh tế và Dịch vụ Quốc gia Vladivostok – đang tích cực tham gia nhiều sự kiện liên quan đến Việt Nam do Trung tâm Văn hóa và Giáo dục Việt Nam thuộc Trường Đại học Liên bang Viễn Đông điều phối dưới sự chủ trì của ông Alexander Sokolovsky - chuyên gia Việt Nam học, nhà tuyên truyền văn hóa Việt Nam, Giáo sư Viện Phương Đông - trường phái Nghiên cứu Khu vực và Quốc tế. Những sự kiện này không chỉ có người Việt Nam, mà còn có sinh viên và học sinh Nga - tất cả những ai quan tâm đến Việt Nam, cùng tham gia. Trong các ngày lễ truyền thống của Việt Nam, tại đây luôn tổ chức biểu diễn ca nhạc, triển lãm, hội nghị, đi thăm những địa danh đáng nhớ gắn liền với giai đoạ Chủ tịch Hồ Chí Minh, người sáng lập nhà nước Việt Nam độc lập đầu tiên đến thăm Vladivostok, và còn nhiều hoạt động khác".
Những triển vọng ấn tượng đang mở ra trước mắt Việt Nam, đất nước đang phát triển nhanh chóng, và khu vực Viễn Đông Nga nói chung, cũng như Trường Đại học Liên bang Viễn Đông (FEFU) nói riêng có thể giúp đỡ rất nhiều trong sự phát triển này – ông Evgeny Vlasov, Phó Hiệu trưởng Phụ trách Quan hệ Quốc tế của Trường Đại học Liên bang Viễn Đông (FEFU), kết luận.