«Một lô gồm 268 nghìn liều vaccine AstraZeneca đã đến Kuala Lumpur từ Hàn Quốc và hiện thời sẽ được bảo quản trong phòng đặc biệt», - người đứng đầu cơ quan chuyên trách cho biết.
Bộ trưởng Y tế nói rõ rằng «theo thỏa thuận được ký hồi tháng 12 năm ngoái, vaccine này cần phải đủ dùng cho khoảng 3% cư dân của đất nước».
Theo lời ông, «Malaysia cho rằng AstraZeneca có hiệu quả đối với nhóm cư dân nhất định». Mặc dù, như ông Adham thừa nhận, «cần phải có một số loại vaccine khác nhau».
Tiêm chủng vaccine ở Malaysia
Chiến dịch tiêm chủng quốc gia bắt đầu khởi động thực hiện trên cả nước từ cuối tháng 2, cho đến nay có khoảng một triệu người được tiêm ít nhất một liều vaccine, tức là 3% dân số cả nước. Trong khi đó, Chính phủ tính rằng khả năng miễn dịch tập thể có thể xuất hiện trước cuối năm nay, khi mà khoảng 80% cư dân được tiêm chủng. Hiện tại, các chuyên gia y tế địa phương sử dụng vaccine Pfizer - BioNTech và Sinovac.
Vaccine AstraZeneca có an toàn không?
Một số quốc gia đã đình chỉ hoặc cấm tiêm vaccine AstraZeneca do phát hiện có bệnh nhân bị huyết khối sau khi tiêm chủng. Trong khi đó, những nhà điều chế khẳng định rằng vaccine này an toàn. Công ty cho biết, nghiên cứu chi tiết về tình trạng sức khỏe của hơn 17 triệu người sau khi tiêm vaccine AstraZeneca cho thấy không có dữ liệu về việc tăng nguy cơ tắc phổi, đông máu tạo huyết khối tĩnh mạch sâu hoặc giảm tiểu cầu.