Tái lập kinh tế sau biểu tình
Đối với các giao dịch ngân hàng, cần sử dụng một ứng dụng đặc biệt dành cho thiết bị di động, phóng viên từ Yangon, thành phố lớn nhất Myanmar cho biết. Theo ông, các nhà chức trách đang cố gắng phục hồi đời sống kinh tế đất nước, trong bối cảnh khủng hoảng ngày càng gia tăng sau cuộc đảo chính quân sự ngày 1 tháng Hai. Đặc biệt, nhiều chi nhánh ngân hàng đã bị đóng cửa, vì nhân viên bỏ việc tham gia chiến dịch bất tuân dân sự. Theo phóng viên, thêm một đòn giáng mạnh vào nền kinh tế là việc cấm Internet, nhằm ngăn chặn việc tổ chức biểu tình chống đảo chính.
Tờ Nikkei đưa tin, tính đến đầu tháng 4, hoạt động ngoại thương của Myanmar sau khi chính phủ dân sự bị thay thế đã giảm khoảng 1/3 so với cùng kỳ năm ngoái. Do các cuộc đình công lớn, số lượng lớn các công-ten-nơ tại các cảng không được bốc dỡ đã tích tụ, trong nước ngày càng khan hiếm hàng nhập khẩu, kể cả thực phẩm. Nhiều cửa hàng đóng cửa vì nhân viên lo ngại cho sự an toàn của họ.
Đảo chính quân sự ở Myanmar
Quân đội Myanmar ban bố tình trạng khẩn cấp trong một năm từ ngày 1/2 và xóa bỏ chính quyền dân sự. Bộ chỉ huy các lực lượng vũ trang tuyên bố nguyên nhân cho việc này là hành vi gian lận quy mô lớn được cho là đã thực hiện trong cuộc bầu cử Quốc hội hồi tháng 11 năm 2020.
Kể từ đầu tháng 2, đông đảo người dân Myanmar xuống đường biểu tình phản đối đảo chính và bị lực lượng an ninh đàn áp gay gắt. Theo các nhà hoạt động nhân quyền, tính đến ngày 26 tháng 4, do hậu quả đụng độ, hơn 750 người đã thiệt mạng.