Việt Nam bất ngờ đầu tư hơn 300 triệu USD vào Mỹ và đó là Vingroup

© AFP 2023 / Hoang Dinh NamQuốc kỳ của Hoa Kỳ và Việt Nam.
Quốc kỳ của Hoa Kỳ và Việt Nam. - Sputnik Việt Nam, 1920, 29.04.2021
Đăng ký
Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, vốn đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài tăng gần 8 lần so với cùng kỳ 2020 bất chấp đại dịch Covid-19. Đặc biệt, Việt Nam đầu tư hơn 300 triệu USD vào Mỹ.

Đáng chú ý, do tập đoàn Vingroup của tỷ phú Phạm Nhật Vượng tăng rót vốn đầu tư vào Mỹ, Đức, Singapore, Pháp, Hà Lan, Canada mà tổng vốn đầu tư ra nước ngoài của doanh nghiệp Việt Nam tăng mạnh.

Việt Nam đầu tư nhiều nhất vào Mỹ

Theo số liệu từ Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Bộ KH&ĐT), các doanh nghiệp và nhà đầu tư Việt Nam tăng mạnh đầu tư ra nước ngoài trong 4 tháng đầu năm nay.

Cụ thể, trong 4 tháng đầu năm 2021, tổng vốn đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài được cấp mới và tăng thêm đạt 545,9 triệu USD, tăng 7,9 lần so với cùng kỳ năm 2020.

Xe VinFast. - Sputnik Việt Nam, 1920, 16.04.2021
Xe VinFast “gây sốt” ở Việt Nam, Vingroup muốn xây thêm nhà máy ô tô

Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, trong số vốn ra nước ngoài được cấp mới/tăng thêm (545,9 triệu USD) này, có 18 dự án được cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư mới, với tổng vốn đăng ký đạt 142,8 triệu USD, tăng 2,7 lần so với cùng kỳ 2020.

Có 9 lượt dự án của các doanh nghiệp Việt Nam điều chỉnh vốn đầu tư với tổng vốn tăng thêm là 403,2 triệu USD, tăng 25,5 lần so với cùng kỳ.

Mộ trong những điểm bất ngờ nhất chính là lĩnh vực đầu tư của các doanh nghiệp Việt Nam. Theo Bộ KH&ĐT, các nhà đầu tư Việt Nam đã đầu tư ra nước ngoài ở 10 lĩnh vực. Trong đó, lĩnh vực hoạt động chuyên môn, khoa học công nghệ dẫn đầu với 8 dự án mới và 2 lượt dự án điều chỉnh vốn, tổng vốn đầu tư cấp mới và tăng thêm là 270,8 triệu USD, chiếm 19,6% tổng vốn đầu tư.

Trong khi đó, lĩnh vực bán buôn, bán lẻ đứng thứ hai, với tổng vốn đầu tư 147,8 triệu USD, chiếm 27,1%. Tiếp đến là các lĩnh vực nông, lâm nghiệp, thủy sản, hoạt động hành chính và dịch vụ hỗ trợ cũng gia tăng.

Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, có 15 quốc gia, vùng lãnh thổ nhận đầu tư của Việt Nam và dẫn đầu danh sách là Hoa Kỳ. Các nhà đầu tư Việt Nam có 2 dự án đầu tư mới và 2 dự án điều chỉnh vốn, tổng vốn đầu tư đăng ký đạt 302,3 triệu USD, chiếm 55,4% tổng vốn đầu tư.

Tại Mỹ, các dự án tiêu biểu của doanh nghiệp Việt Nam có thể kể đến là đầu tư của Tập đoàn Viễn thông Quân đội (Viettel), Công ty Cổ phần Vingroup Investment Việt Nam, Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk), Công ty TNHH Phần mềm FPT, Công ty Cổ phần Nhựa An Phát Xanh, Ngân hàng TMCP ngoại thương Việt Nam (VCB), Công ty Cổ phần Công nghệ Mobifone Toàn cầu…

Xếp thứ hai trong danh sách là Campuchia với tổng vốn đầu tư 89,1 triệu USD, chiếm 16,3% tổng vốn đầu tư. Tiếp theo lần lượt là Pháp, Canada, Đức, Hà Lan với vốn đầu tư đều đạt 32 triệu USD.

Bộ KH&ĐT tổng kết cho thấy, lũy kế đến ngày 20/4/2021, Việt Nam đã có 1.417 dự án đầu tư ra nước ngoài còn hiệu lực với tổng vốn đầu tư là 21,8 tỷ USD.

“Tập trung nhiều nhất vào các lĩnh vực khai khoáng (36%), nông, lâm nghiệp, thủy sản (15,4%). Các địa bàn nhận đầu tư của Việt Nam nhiều nhất lần lượt là Lào (23,1%), Campuchia (13%), Nga (12,7%)”, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết.

Vingroup tăng đầu tư ở Mỹ

Như trong số liệu của Bộ KH&ĐT, các doanh nghiệp Việt Nam có lượng đầu tư lớn nhất ở Mỹ với 2 dự án đầu tư mới và 2 dự án điều chỉnh vốn, tổng vốn đầu tư đăng ký đạt 302,3 triệu USD.

Điện thoại thông minh của LG. - Sputnik Việt Nam, 1920, 14.04.2021
Đâu là sự thật vụ LG rao bán nhà máy sau thất bại thương vụ với Vingroup?

Điều bất ngờ chính Vingroup của tỷ phú Phạm Nhật Vượng là doanh nghiệp góp tỷ lệ đầu tư lớn nhất trong 4 tháng đầu năm 2021 ra nước ngoài của Việt Nam.

Với việc tỷ phú Phạm Nhật Vượng đã từng tuyên bố sẽ chi một khoản đầu tư khổng lồ (tới 2 tỷ USD) để VinFast xuất khẩu xe sang Mỹ, thì việc tăng vốn đầu tư vào thị trường Hoa Kỳ là điều cần thiết.

Theo đó, nhằm dần khẳng định vị thế trong ngành công nghiệp ô tô tại thị trường Mỹ, Vingroup của tỷ phú Phạm Nhật Vượng đã mạnh tay chi tiền để điều chỉnh vốn đầu tư dự án tại Hoa Kỳ thêm 300 triệu USD, trong khi đó, dự án của VinFast tại Đức cũng được rót thêm 32 triệu USD.

Ngoài ra, tập đoàn này còn có ba dự án khác ở Pháp, Hà Lan, Canada với vốn đầu tư mỗi dự án là 32 triệu USD. Một dự án ở Singapore, vốn đầu tư 20,5 triệu USD. Xét tổng quan, chỉ trong vòng 3 tháng Quý I/2021, tổng vốn đăng ký đầu tư ra nước ngoài của tập đoàn Vingroup đã lên tới 448,5 triệu USD, khoản đầu tư rất lớn so với mức trung bình của các doanh nghiệp Việt Nam với nhiều hướng phát triển và những tính toán khác nhau, đặc biệt là ở thị trường Mỹ.

Tập đoàn Vingroup của ông Phạm Nhật Vượng được cho là đang “chơi lớn” khi liên tục tăng vốn đăng ký đầu tư ra nước ngoài, dần đưa thương hiệu của Việt Nam được biết đến rộng rãi hơn trên toàn cầu, không chỉ với riêng VinFast.

© Ảnh : Facebook account of VingroupVingroup logo
Việt Nam bất ngờ đầu tư hơn 300 triệu USD vào Mỹ và đó là Vingroup - Sputnik Việt Nam, 1920, 29.04.2021
Vingroup logo

VinTech với việc tăng cường hợp tác tại các dự án thành phố công nghệ VinTech City, các viện nghiên cứu trí tuệ nhân tạo Vin AI cùng các đơn vị đầu não về công nghệ ở Mỹ, Hàn Quốc, Nhật Bản.

Như Sputnik Việt Nam đã đưa tin, VinFast dự định sẽ xây nhà máy sản xuất ô tô tại Mỹ. Khách quan đánh giá, với những gì VinFast đang đầu tư, hay nhìn vào danh sách đối tác, kế hoạch và tham vọng của hãng xe “ô tô quốc dân” Made in Vietnam đầu tiên này thì quy mô thị trường Việt Nam có thể là quá nhỏ và hạn hẹp đối với công ty của ông Phạm Nhật Vượng.

© AFP 2023 / Manan VatsyayanaÔ tô VinFast của Việt Nam.
Việt Nam bất ngờ đầu tư hơn 300 triệu USD vào Mỹ và đó là Vingroup - Sputnik Việt Nam, 1920, 29.04.2021
Ô tô VinFast của Việt Nam.

Theo kế hoạch công bố, dự kiến VinFast sẽ bán ô tô tại bang California, Mỹ vào năm 2022. Và để chuẩn bị thực hiện chiến lược tấn công mạnh vào thị trường Hoa Kỳ, VinFast đã thành lập Viện Nghiên cứu và Phát triển xe hơi (R&D), đặt trụ sở ở thành phố San Francisco. Nhân sự ban đầu khoảng 50 chuyên viên cao cấp. Với kế hoạch này của VinFast thì xe sẽ sản xuất tại Việt Nam và được xuất khẩu sang thị trường Mỹ.

Tuy nhiên, nếu VinFast đủ khả năng và tiềm lực sản xuất xe luôn tại Mỹ thì doanh nghiệp của tỷ phú Vượng sẽ có nhiều lợi thế cạnh tranh hơn và có thể tạo được niềm tin cho người dùng nhiều hơn cả Hoa Kỳ và Việt Nam. Các chuyên gia kinh tế đều đánh giá cao chiến lược này của ông Phạm Nhật Vượng.

Việt Nam thu hút FDI ra sao 4 tháng đầu năm nay?

Báo cáo tình hình đầu tư trực tiếp nước ngoài 4 tháng đầu năm 2021 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho thấy, vốn thực hiện dự án đầu tư nước ngoài tăng 6,8%

Xe ô tô  Việt Nam VinFast. - Sputnik Việt Nam, 1920, 13.04.2021
Vingroup chơi lớn, VinFast IPO ở Mỹ, ông Phạm Nhật Vượng sẽ vào top 50 giàu nhất thế giới

Cụ thể, trong 4 tháng đầu năm 2021, vốn thực hiện của dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài ước đạt 5,5 tỷ USD, tăng 6,8% so với cùng kỳ năm 2020.

Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tính đến ngày 20/4/2021, tổng vốn đăng ký cấp mới, điều chỉnh và góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài đạt 12,25 tỷ USD, bằng 99,3% so với cùng kỳ năm 2020. Vốn thực hiện của dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài ước đạt 5,5 tỷ USD, tăng 6,8% so với cùng kỳ năm 2020.

“Tính lũy kế đến ngày 20/04/2021, cả nước có 33.463 dự án còn hiệu lực với tổng vốn đăng ký 394,9 tỷ USD. Vốn thực hiện lũy kế của các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài ước đạt 238,36 tỷ USD, bằng 60,4% tổng vốn đầu tư đăng ký còn hiệu lực”, báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết.

Đáng chú ý, có 451 dự án mới được cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, giảm 54,2% so với cùng kỳ, tổng vốn đăng ký đạt gần 8,5 tỷ USD, tăng 24,7% so với cùng kỳ năm 2020.

Về vốn điều chỉnh, có 263 lượt dự án đăng ký điều chỉnh vốn đầu tư, giảm 21,5% so với cùng kỳ, tổng vốn đăng ký tăng thêm đạt trên 2,7 tỷ USD, giảm 10,6% so với cùng kỳ.

Về lĩnh vực đầu tư, các nhà đầu tư nước ngoài đã đầu tư vào 17 ngành lĩnh vực, trong đó công nghiệp chế biến, chế tạo dẫn đầu với tổng vốn đầu tư đạt 5,2 tỷ USD, chiếm 42,4% tổng vốn đầu tư đăng ký.

Lĩnh vực sản xuất, phân phối điện đứng thứ hai với tổng vốn đầu tư gần 5,1 tỷ USD, chiếm 41,3% tổng vốn đầu tư đăng ký. Tiếp theo lần lượt là các lĩnh vực kinh doanh bất động sản, bán buôn, bán lẻ với tổng vốn đăng ký đạt 778 triệu USD và 464 triệu USD.

Về đối tác đầu tư, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho hay, đã có 67 quốc gia và vùng lãnh thổ có đầu tư tại Việt Nam, trong đó Singapore dẫn đầu với tổng vốn đầu tư trên 4,8 tỷ USD, chiếm gần 39,6% tổng vốn đầu tư vào Việt Nam.

Nhật Bản, với tâm lý các nhà đầu tư đặc biệt ưa thích “cứ điểm” Việt Nam, đứng thứ hai với tổng vốn đầu tư trên 2,5 tỷ USD, chiếm 20,5% tổng vốn đầu tư.

Hàn Quốc đứng thứ ba với tổng vốn đầu tư đăng ký gần 1,5 tỷ USD, chiếm 12,1% tổng vốn đầu tư.

Phân theo địa bàn đầu tư, Bộ KH&ĐT cho biết, các nhà đầu tư nước ngoài đã đầu tư vào 53 tỉnh, thành phố trên cả nước, trong đó, tỉnh Long An dẫn đầu với tổng vốn đầu tư đăng ký gần 3,3 tỷ USD, chiếm 26,9% tổng vốn đầu tư đăng ký.

LG Electronics Inc. - Sputnik Việt Nam, 1920, 09.04.2021
Từ chối Vingroup, LG đang “thất thủ” ở Việt Nam

Thành phố Cần Thơ đứng thứ hai với tổng vốn đăng ký trên 1,3 tỷ USD, chiếm 10,7% tổng vốn đầu tư. Thành phố Hồ Chí Minh đứng thứ ba với 1,1 tỷ USD, chiếm 9,3% tổng vốn đầu tư.

Một số dự án lớn trong 4 tháng đầu năm nay, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho hay, đó là dự án Nhà máy điện LNG Long An I và II. Dự án này có đối tác đầu tư là Singapore với tổng vốn đăng ký trên 3,1 tỷ USD với mục tiêu truyền tải và phân phối điện, sản xuất điện tại Long An.

Tiếp đến là dự án Nhà máy nhiệt điện Ô Môn II (đối tác Nhật Bản) với tổng vốn đăng ký trên 1,31 tỷ USD. Dự án của phía Nhật hợp tác với Việt Nam có mục tiêu xây dựng một nhà máy nhiệt điện nhằm đáp ứng nhu cầu cung cấp điện cho lưới điện khu vực và hệ thống điện quốc gia tại Cần Thơ.

Đáng chú ý, trước những tin đồn về việc rao bán nhà máy smartphones LG Electronics ở Hải Phòng gây xôn xao dư luận Việt Nam, việc trong báo cáo của Bộ KH&ĐT có nhắc đến dự án LG Display Hải Phòng là điều tạo được tâm lý tích cực. Theo đó, đối tác LG Hàn Quốc sẽ điều chỉnh tăng vốn đầu tư thêm 750 triệu USD. Bộ KH&ĐT cho biết giấy chứng nhận đầu tư (GCNĐT) điều chỉnh cấp ngày 4/02/2021.

Hai dự án của các nhà đầu tư Trung Quốc cũng gây chú ý. Theo đó, dự án Công nghệ tế bào quang điện Jinko Solar PV Việt Nam (Hong Kong), tổng vốn đầu tư đăng ký 498 triệu USD với mục tiêu sản xuất tấm quang năng và sản xuất thiết bị điện khác tại Quảng Ninh. Tiếp đó là dự án chế tạo lốp xe Radian (Trung Quốc) tại Tây Ninh, điều chỉnh tăng vốn đầu tư thêm hơn 312 triệu USD.

Đặc biệt, với việc trong tháng 4/2021, có dự án mới đến từ nhà đầu tư Congo, lần đầu tiên có mặt ở thị trường Việt Nam, đã nâng tổng số quốc gia, vùng lãnh thổ có dự án đầu tư còn hiệu lực tại Việt Nam lên 140.

Nhà máy VinFast  - Sputnik Việt Nam, 1920, 05.04.2021
Vingroup của tỷ phú Phạm Nhật Vượng và loạt ‘nước cờ chiến lược’ dồn sức cho VinFast

Đồng thời, đứng đầu là Hàn Quốc với tổng vốn đăng ký 71,6 tỷ USD (chiếm 18,1% tổng vốn đầu tư). Nhật Bản đứng thứ hai với 62,9 tỷ USD (chiếm 15,9% tổng vốn đầu tư), tiếp theo lần lượt là Singapore và Đài Loan, Hong Kong.

Bộ KH&ĐT khẳng định, doanh nghiệp đầu tư nước ngoài tiếp tục phục hồi, duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh tốt sau tác động của đại dịch Covid-19 tại Việt Nam.

Ngoài ra, việc Việt Nam đứng thứ 11, lọt top 15 quốc gia được đánh giá là an toàn và nền kinh tế có khả năng phục hồi tốt nhất hậu Covid-19 theo xếp hạng của Bloomberg, tiềm năng thu hút FDI của đất nước là rất lớn.

Việc kiểm soát thành công đại dịch Covid-19, nền chính trị ổn định, người dân yêu hòa bình, yêu lao động và chính sách thu hút đầu tư nước ngoài liên tục được cải thiện, Việt Nam sẽ tiếp tục là cứ điểm an toàn đối với các nhà đầu tư nước ngoài.

Đúng như lời của Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh phát biểu tại diễn đàn Nhịp cầu Phát triển 2021 với chủ đề “Kết nối Địa phương-Doanh nghiệp, Nắm bắt cơ hội” hôm 26/4 vừa qua, việc tăng xu hướng đầu tư, dòng vốn FDI vào Việt Nam, sự tin tưởng của các nhà đầu tư quốc tế chính là “lá phiếu” ủng hộ Chính phủ, các bộ ngành và địa phương tiếp tục nỗ lực cải cách, xây dựng hệ thống hành chính hiện đại, phục vụ cộng đồng doanh nghiệp chung tay vì một Việt Nam thịnh vượng.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала