Bằng cách này Trung Quốc sẽ làm chậm tốc độ tăng trưởng sản xuất thép trong nước để đạt được các mục tiêu về môi trường. Mặt khác, nguồn cung thép gia tăng do mở rộng xuất khẩu sẽ làm giảm tốc độ tăng giá thép và các sản phẩm thép cán.
Trung Quốc là nhà sản xuất thép lớn nhất thế giới
Trung Quốc là nhà sản xuất thép lớn nhất thế giới chiếm tới 53% tổng cung toàn cầu. Năm ngoái, Trung Quốc đã trở thành quốc gia đầu tiên có sản lượng thép thô vượt 1 tỷ tấn. Nhờ đó Trung Quốc có thể đáp ứng nhu cầu thép và các sản phẩm thép trong nước. Mặt khác, Trung Quốc có thể xuất khẩu thép ra nước ngoài. Nhưng, tình hình này đặt ra hai vấn đề lớn. Thứ nhất, trong bối cảnh thị trường thép toàn cầu bùng nổ, ở Trung Quốc đã xuất hiện nhiều cơ sở sản xuất thừa, kém hiệu quả. Bắc Kinh vẫn còn nhớ những hậu quả của chiến dịch Đại nhảy vọt vào cuối những năm 1950, khi thép đã được coi như là cột trụ chính của phát triển kinh tế.
Thứ hai, các nhà máy luyện thép gây ô nhiễm môi trường. Các lò luyện thép thường đốt cháy than cốc. Trung Quốc đứng đầu thế giới về sản lượng thép, đồng thời quốc gia này phát lượng khí thải carbon lớn nhất thế giới. Có chú ý đến việc Trung Quốc cam kết đạt mức giảm phát thải cao nhất vào năm 2030 và trung hòa với carbon vào năm 2060, nước này cần phải cắt giảm bất kỳ hoạt động sản xuất nào có lượng khí thải carbon lớn.
Chính quyền CHND Trung Hoa từ lâu đặt ra mục tiêu cắt giảm công suất nhà máy thép công nghệ cũ và kém hiệu quả. Vào năm 2010, nhà máy sản xuất thép lâu đời nhất ở Bắc Kinh thuộc tập đoàn Shougang đã đóng cửa. Bây giờ tại địa điểm này Trung Quốc đang xây dựng các cơ sở cho Thế vận hội Olympic 2022. Ví dụ, Ban tổ chức Thế vận hội 2022 bố trí tại nơi dự trữ quặng sắt. Theo các nhà chức trách Trung Quốc, trong 5 năm qua, nước này đã cắt giảm 140 triệu tấn công suất sản xuất thép chất lượng thấp. Tuy nhiên, nhìn chung, sản lượng thép vẫn tăng trưởng. Trong tháng 2, Trung Quốc đã sản xuất 83 triệu tấn thép thô, tăng 11% so với cùng kỳ năm ngoái. Dự kiến đến cuối tháng 4, Trung Quốc sẽ sản xuất khoảng 90 triệu tấn. Hơn nữa, giá thép thế giới đang phá vỡ mọi kỷ lục. Ví dụ, giá quặng sắt đã tăng trên 180 USD/tấn, mà một năm trước mức giá không lên cao hơn 100 USD/tấn.
Tuy nhiên, các biện pháp mới nhằm hạn chế xuất khẩu và kích thích nhập khẩu không nhất thiết có tác động tích cực đến sự phát triển của ngành luyện kim Trung Quốc, - chuyên gia Mei Xinyu, nhà nghiên cứu của Viện Thương mại và hợp tác kinh tế thuộc Bộ Thương mại Trung Quốc, nhận xét trong bài bình luận cho Sputnik.
Đồng thời, Trung Quốc vẫn phụ thuộc nhiều vào nhập khẩu thép, đặc biệt là nhập khẩu quặng sắt.
Australia hiện là quốc gia cung cấp quặng sắt lớn nhất cho thị trường Trung Quốc
Chỉ riêng trong tháng 3, xuất khẩu quặng sắt sang Trung Quốc từ Port Hedland Australia đạt 38,1 triệu tấn, tức là Trung Quốc đã nhập khẩu hơn 80% tổng khối lượng quặng sát từ trung tâm xuất khẩu quặng sắt lớn nhất thế giới. Thời gian gần đây quan hệ Trung Quốc- Australia ngày càng leo thang căng thẳng, vì thế Bắc Kinh đang cố gắng đa dạng hóa nguồn cung cấp và tăng cường sản xuất trong nước để giảm sự phụ thuộc vào Canberra. Theo chuyên gia của Bộ Thương mại Trung Quốc, hiện có nhiều yếu tố bên ngoài ảnh hưởng đến giá thép và quặng sắt. Ông cho rằng, không nên áp dụng các biện pháp hành chính trái với các quy luật khách quan của thị trường.
Australia's Port Hedland iron ore shipments to China jump 16% in December https://t.co/o8tln8O4J7
— Reuters China (@ReutersChina) January 8, 2021
Nhu cầu thép thường tăng trong quá trình xây dựng cơ sở hạ tầng. Để kích thích nền kinh tế, Trung Quốc đang tăng cường đầu tư vào cơ sở hạ tầng. Vào năm 2020, Trung Quốc đã phát hành trái phiếu chính phủ trị giá 3,75 nghìn tỷ nhân dân tệ nhằm hỗ trợ các dự án cơ sở hạ tầng - nhiều hơn 74% so với năm 2019. Trong khi Trung Quốc đang tập trung vào việc tạo ra cơ sở hạ tầng mới như 5G, các trạm sạc xe điện, cơ sở dữ liệu, thì nhiều nước khác đang kích thích nền kinh tế bằng cách đầu tư vào cơ sở hạ tầng truyền thống - những cây cầu, đường xá, bến cảng, v.v. Ví dụ, Hoa Kỳ sẽ phân bổ 2,3 nghìn tỷ đô la để hiện đại hóa cơ sở hạ tầng truyền thống. Trong bài phát biểu đầu tiên tại phiên họp chung của Quốc hội Mỹ, Tổng thống Joe Biden gọi kế hoạch cơ sở hạ tầng là "khoản đầu tư vào nước Mỹ mỗi thế hệ chỉ có một lần”, “đó sẽ là khoản đầu tư tạo việc làm lớn nhất kể từ Thế chiến II”. Sau một thời gian chúng ta sẽ thấy kế hoạch này hiệu quả như thế nào. Nhưng, rõ ràng là trong thời gian tới nhu cầu thép vẫn sẽ ở mức cao.