Ông Kim Santepheap nói: “Nhờ vào việc chính phủ Hoàng gia Campuchia áp dụng biện pháp cứng rắn, đợt phong tỏa kéo dài 22 ngày đã ngăn chặn đợt bùng phát đe dọa sự lây lan nhanh chưa từng có trong nước”.
Do vị trí địa lý của Phnom Penh và thành phố liền kề Takmau ở tỉnh Kandal, nếu không có các biện pháp kiểm soát chặt chẽ việc người dân rời đi các tỉnh khác, tình trạng lây nhiễm coronavirus sẽ rất nghiêm trọng, ông Santepheap nói thêm.
Đợt phong tỏa hoàn toàn, cấm công dân rời khỏi nhà nếu không có lý do khẩn cấp và cấm tụ tập vì bất kỳ lý do gì, đã được thực hiện ở Phnom Penh và Takmau từ ngày 14 đến 28 tháng 4, và sau đó kéo dài đến ngày 5 tháng 5. Lệnh cấm đã kết thúc vào đêm thứ Tư. Tuy nhiên, các nhà chức trách vẫn duy trì các biện pháp kiểm soát chặt chẽ ở một số khu vực của thủ đô, vì số lượng ca nhiễm ở các khu vực này vẫn ở mức cao. Hôm thứ Năm, Văn phòng Thị trưởng Phnom Penh đã công bố sơ đồ mới cho thấy 6 khu vực lân cận ở 6 trong số 14 quận thủ đô còn lại vẫn trong vùng đỏ vì nhiễm COVID-19, tại đó vẫn tiếp tục phong tỏa. Một số khu vực lân cận màu da cam sẽ áp dụng các biện pháp ít nghiêm ngặt hơn. Phần lớn lãnh thổ của thành phố hiện nay thuộc khu vực "màu vàng", tại đó không áp dụng các quy định hạn chế nghiêm ngặt, nhưng bắt buộc phải đeo khẩu trang khi ra đường.
Coronavirus ở Campuchia
Trước tháng 2 năm 2021, ở Campuchia mỗi ngày ghi nhận từ 0-5 ca nhiễm coronavirus. Trong tháng 2, một đợt bùng phát dịch bệnh diễn ra ở nước này, khiến cho số ca mắc bệnh mỗi ngày tăng lên. Kể từ đầu tháng 4, số ca mắc bệnh đã vượt qua ngưỡng 100 ca/ngày, tính đến cuối tháng 4 đã lên đến con số hơn 800 ca/ngày.
Đọc thêm: