Gánh hàng rong chắp cánh ước mơ Đại học

© Sputnik / Lena ChuGánh hoa quả của chị Ngợi là nguồn thu chính trong gia đình
Gánh hoa quả của chị Ngợi là nguồn thu chính trong gia đình - Sputnik Việt Nam, 1920, 09.05.2021
Đăng ký
HÀ NỘI (Sputnik) - Cần mẫn trên từng con phố, khu tập thể hay khu chợ truyền thống là bóng dáng của những người phụ nữ thôn quê và gánh hàng rong của mình. Trong số họ hầu hết là những người mẹ, những người phụ nữ thôn quê bất đắc dĩ phải lên thành phố mưu sinh.

Họ không quản ngại thời tiết hay quãng đường xa, vẫn miệt mài trong cuộc mưu sinh để nuôi sống gia đình. Điều đáng quý ở họ là đồng tiền lương thiện được đánh đổi bằng chính công sức, giọt mồ hôi của mình.

Tướng De Castries bị bắt tại Điện Biên Phủ. - Sputnik Việt Nam, 1920, 07.05.2021
Chiến thắng Điện Biên Phủ: Tinh thần nồng nàn yêu nước giúp quân dân Việt Nam đánh bại Pháp như nào?

“Mình có thể khổ, nhưng con phải no”

Chiếc mũ trên đầu, chiếc áo chống nắng đã bạc màu cùng chiếc khẩu trang trùm kín mít cũng khó mà giảm được cái nóng như thiêu đốt đầu hè, chị Lê Thị Ngợi (quê Khoái Châu, Hưng Yên) cười ngại ngùng khi biết chúng tôi đề xuất phỏng vấn và ghi hình đưa chị lên báo. Mưa hay nắng vào lúc 5 giờ sáng, chị Ngợi cũng bày mẹt hoa quả đủ loại ở vỉa hè một khu dân cư thuộc quận Hai Bà Trưng để bán.

“Chị bán hoa quả được hơn 20 năm rồi. Chị có hai đứa con. Đứa lớn 23 tuổi, tốt nghiệp Viện đào tạo Dược thuộc Học viện Quân Y. Đứa lớn được mười mấy tháng là chị đi làm luôn. Đi bán như thế này vất vả nhưng tất cả vì các con. Vì tương lai của bọn trẻ thì mình cố, cho các cháu về sau trưởng thành, có công ăn việc làm” - Chị Ngợi chia sẻ với Sputnik.

Chị Ngợi tâm sự, đứa lớn nhà chị 23 tuổi thì chị chắc phải đi bán rong hoa quả cũng phải 22 năm. Vất vả là thế nhưng hễ cứ nhắc tới hai người con của mình, mắt chị Ngợi lại sáng bừng lên.

“Bây giờ cháu lớn đi làm rồi, ổn định rồi. Thằng bé thứ hai thì đang học lớp 9, chuẩn bị thi lên cấp 3 đây. Chị đang lo, dịch bệnh như thế này không đi học được bình thường thì sợ cháu thi không được tốt thôi. Cháu nó học thì không phải chê, đứng thứ hai toàn trường”.
© Sputnik / Lena ChuChị Lê Ngợi, bán hoa quả rong, quê Khoái Châu, Hưng Yên
Gánh hàng rong chắp cánh ước mơ Đại học - Sputnik Việt Nam, 1920, 09.05.2021
Chị Lê Ngợi, bán hoa quả rong, quê Khoái Châu, Hưng Yên

Như bao phụ nữ thôn quê lên thành phố mưu sinh, chị Ngợi thuê trọ tại khu vực ngoài đê Sông Hồng. Nhà trọ cấp bốn, giá rẻ, có không gian đủ để đun nấu, làm hàng bán, ba đến bốn người ở thuê cùng nhau để chia sẻ tiền phòng. Đi bán hàng cả ngày, nhiều khi họ lấy chính món hàng của mình để làm bữa trưa, bữa tối họ chung tiền nấu ăn cùng nhau với “nguyên tắc”: làm sao có thể tiết kiệm nhất.

“Chị trọ trên Hà Nội chứ, chỗ Cầu Đất. Có việc chị mới về quê, thường khoảng hơn chục ngày mới về. Đầu tiên đi chợ là chị đi gánh rong, chỉ có hai mặt hàng. Hồi đi gánh rong khổ nhất là gánh trên vai, vất vả mà kiếm được ít. Kiếm được 20 nghìn cũng là to rồi, ăn ngày xưa có 1.500 đồng/bữa chứ có đắt đỏ như bây giờ đâu. Tiếp tới là đi rong bằng xe đạp thì có ba, bốn mặt hàng. Trời mưa gió có hôm còn chẳng được đồng nào. Bây giờ ngồi cố định ở đây thì chị mới lấy nhiều loại, cứ bán dần dần vậy thôi” - Chị Ngợi chia sẻ.

Ở quê, chồng chị Ngợi cũng nấu rượu và tăng gia chăn nuôi để thêm thu nhập. Tâm sự với Sputnik, chị Ngợi nhớ lại:

Biểu ngữ phản đối việc thành lập Super League ở Anh. - Sputnik Việt Nam, 1920, 09.05.2021
"Đó là một sai lầm". 9 trong số 12 câu lạc bộ bóng đá chính thức rời khỏi Super League

“Hồi trẻ, cũng ước mình làm việc gì có tiền thôi chứ chẳng nghĩ đến là đi chợ như thế này. Ngày xưa đi chợ khổ lắm, kiếm hàng bao nhiêu năm cũng không để ra nổi mấy đồng ấy! Khổ thế nhưng lo cho con thì cũng vẫn phải đủ”

Ước mơ giản dị của người mẹ thôn quê

Tiết kiệm hết mức có thể để lo cho gia đình, với chị Ngợi quần áo đẹp là thứ chỉ tồn tại trong mơ. Nỗi lo trăn trở “làm gì để có tiền, bán gì cho đắt hàng” dường như in hằn trên khuôn mặt người phụ nữ chất phác này. Chị Ngợi cho biết:

“Quần áo đẹp chị chẳng bao giờ nghĩ đến. Mơ thì có mơ đấy! Từ xưa đến nay cũng chưa bao giờ biết mua cái váy là gì. Mình có thể không có đồ nhưng con mình luôn phải có thứ tốt nhất. Con mình thích cái gì thì cũng cố cho chúng nó. Được cái, các em rất tiết kiệm, thương bố mẹ. Đứa lớn nhà chị chẳng bao giờ mua bán cái gì. Có thằng cu em thì được sướng hơn chị vì bây giờ có điều kiện hơn trước thì còn được mua cái nọ cái kia. Như con lớn học tới lớp 7, lớp 8 cũng chẳng có cái gì, toàn quần áo mặc lại của các chị họ”.
© Sputnik / Lena ChuGánh hàng hoa quả của chị Ngợi
Gánh hàng rong chắp cánh ước mơ Đại học - Sputnik Việt Nam, 1920, 09.05.2021
Gánh hàng hoa quả của chị Ngợi

Chị Ngợi vẫn nhớ như in hạnh phúc vỡ òa khi nghe tin người con gái lớn thi đỗ vào Đại học năm nào. Với chị, đây là phần thưởng quý nhất dành cho những tháng năm tần tảo nuôi con, không quản mưa nắng. Chị tâm sự:

“Lúc biết tin em lớn đỗ Dược, cả nhà quá vui mừng, cả họ ấy chứ. Em tự học rồi học thêm ở trường thôi chứ chẳng đi học đâu hết nữa. Năm ấy thi Đại học, cả trường được có 2 đứa. Một bạn được 26.2 điểm, còn con gái chị được 26 điểm. Em nó còn được nhận giấy khen của Tỉnh và 1 triệu đồng tiền thưởng, xã, thôn và đội cũng thưởng và trao bằng khen cho em”.

Vừa mừng, vừa lo vì con đi học Đại học sẽ cần một khoản tiền. Chị Ngợi và chồng lại động viên nhau cố gắng làm lụng để con có được tương lai tốt hơn bố mẹ. Nhưng đâu đó trong thâm tâm chị đôi lần trăn trở, liệu con có xấu hổ vì có mẹ là người bán hàng rong hay không?

“Bố nó cứ trêu là nay mai các con có người yêu hỏi bố làm gì, mẹ làm gì thì chỉ nói là bố mẹ ở nhà làm nông, chứ đừng nói là bố nấu rượu với bán hoa quả. Xấu hổ chết! Bọn trẻ con bảo là làm gì mà phải xấu hổ. Đi bán hoa quả thì làm sao? Con bé lớn nhà chị  lúc nào cũng nói thế trong khi bố lại sợ xấu hổ cho con gái” - Chị Ngợi phân trần.

Xe cứu trợ của Hiệp Hội Chữ thập đỏ và Trăng lưỡi liềm đỏ quốc tế (ICRC) - Sputnik Việt Nam, 1920, 08.05.2021
Hội Chữ Thập đỏ Việt Nam: “Điểm sáng” trong phong trào Quốc tế
Người con gái lớn của chị Ngợi giờ làm tại một công ty Dược ở Hà Đông, trọ luôn ở dưới đó. Theo lời người mẹ tần tảo này, mỗi tháng cô bé tốn khoảng 1,2 triệu/tháng khoảng tiền ăn ở, số tiền còn lại cô bé đưa hết cho mẹ giữ.

Ngày nào cũng thế, chị Ngợi phải bán bằng hết mới về nhà trọ. Bình thường chị bán tới 1h chiều, hôm nào “ế” chị phải đi rong tới 3h - 4h chiều. Đi lên thành phố mưu sinh, nỗi nhớ gia đình và các con là điều luôn thường trực.

“Bây giờ đi thành quen rồi, chứ xưa thì nhớ chồng, nhớ con, nhất là lúc mới cai sữa cho con. Chồng chị ở nhà chăm con hết. Trước đây nhà nghèo đứa lớn không có sữa mà uống. Cai sữa xong chỉ ăn cơm thôi, không bao giờ có hộp sữa nào. Ăn uống chẳng có gì vì ở nhà phải tiết kiệm. Không phải như mình ở trên này còn ăn uống được thế này, thế kia. Lắm lúc ở trên này đi làm nghĩ thương con ghê lắm nhưng vì cuộc sống chẳng biết làm thế nào. Đôi lúc, nghĩ mình cũng có lỗi với con vì không chăm được con” - Chị Ngợi vừa nói vừa gạt nước mắt.

Nghe tin dịch Covid-19 bùng phát lại ở Hưng Yên, chị Ngợi nói sẽ không về đợt này. 

“Có lúc cũng khóc nhưng vẫn phải cố gắng, tất cả vì con mà” - Chị Ngợi trầm tư nói, tay thoăn thoắt chọn đồ cho vào túi của khách.

Nắng đã lên rực rỡ từ lúc nào./.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала