"Trung Quốc không tuân thủ các tiêu chuẩn trách nhiệm"
Chương trình bay có người lái của Trung Quốc đưa tin rằng trong ngày 9 tháng 5 lúc 14 giờ 24 (theo giờ Moskva) mảnh vỡ của tên lửa đẩy Trường Chinh-5b nặng 18 tấn của Trung Quốc đã rơi xuống Ấn Độ Dương ở tọa độ 2,65 độ vĩ Bắc và 72,47 độ kinh Đông, gần đảo quốc Maldives. Tuy nhiên, hầu hết mảnh vỡ đã cháy rụi khi đi vào bầu khí quyển Trái đất.
Tên lửa đẩy Trường Chinh 5B được phóng hôm 29-4, mang theo module lõi Thiên Hòa của trạm vũ trụ Thiên Cung mà Bắc Kinh đang xây dựng.
“Trong những ngày qua, mọi người đều rất lo lắng về những mảnh vỡ của tên lửa đẩy Trung Quốc từ quỹ đạo rơi xuống. Một số quốc gia, gồm cả Mỹ, đã phóng đại xung quanh điều này, nhưng như chúng ta đã thấy, giai đoạn cuối của tên lửa.đi vào bầu khí quyển của trái đất đã không gây thiệt hại đối với các vật thể trên mặt đất. Đối với phát biểu của người đứng đầu NASA, như chúng tôi đã được Cục Quản lý Vũ trụ Trung Quốc cho biết, đó là thông lệ quốc tế, khi tên lửa đẩy dự định để phóng tàu vũ trụ bị phá hủy khi quay trở lại bầu khí quyển", – bà Hoa Xuân Oánh cho biết tại cuộc họp báo.
Bà Hoa Xuân Oánh nhấn mạnh rằng phía Trung Quốc đã theo dõi sát sao quỹ đạo giai đoạn cuối của tên lửa đẩy sau khi mang theo module lõi Thiên Hòa của trạm vũ trụ Thiên Cung vào quỹ đạo định trước. Theo Cơ quan Vũ trụ Trung Quốc, giai đoạn cuối của tên lửa sử dụng công nghệ thụ động, vì vậy không thể phát nổ trên quỹ đạo và tạo ra các mảnh vỡ vũ trụ, hầu hết các mảnh vỡ của tên lửa bốc cháy khi đi vào bầu khí quyển.
“Đồng thời, tôi muốn nói rằng một số phương tiện truyền thông Mỹ và đại diện của Mỹ tuân thủ các tiêu chuẩn kép khi nói đến vấn đề này. Tất cả chúng ta đều nhớ hồi tháng 3 năm nay, khi mảnh vỡ tên lửa Mỹ rơi xuống trang trại ở Mỹ, các phương tiện truyền thông Mỹ đã dùng những từ lãng mạn như "sao băng", "màn trình diễn ánh sáng chói lọi" để mô tả mảnh vỡ rơi xuống, nhưng một khi đề cập đến phía Trung Quốc thì mọi thứ lại rất khác", – bà Hoa Xuân Oánh nói.
Đọc thêm: