Cuộc đấu tranh toàn cầu giành chất bán dẫn bắt đầu giống như một cuộc chiến
Ấn phẩm gọi chất bán dẫn là "máu của nền kinh tế toàn cầu ngày nay", vì nhu cầu lớn đối với chất này từ phía nhiều ngành công nghiệp, chủ yếu trong lĩnh vực vi điện tử và công nghiệp quốc phòng.
Gần đây trên thị trường thế giới bắt đầu xuất hiện sự thiếu hụt chất bán dẫn, kéo theo tình trạng không đủ nguyên liệu để để sản xuất vi mạch. Trước tình hình đó, các công ty ở nhiều quốc gia có được sự hỗ trợ từ phía chính phủ hiện đang tăng cường đầu tư vào sản xuất và nghiên cứu liên quan đến chất bán dẫn.
Quốc gia mới nhất tham gia cuộc đua là Hàn Quốc. Đất nước này công bố sẽ đầu tư một khoảng là 510 nghìn tỷ won (452 tỷ USD). Dự kiến, phần lớn kinh phí sẽ do các công ty tư nhân cung cấp, phần còn lại là trợ cấp từ ngân sách.
Các nhà chức trách nước này kỳ vọng sẽ đạt được sự độc lập về chất bán dẫn, tránh bị phụ thuộc từ Trung Quốc và Đài Loan, hai nước dẫn đầu thế giới về sản xuất chất bán dẫn và vi mạch. Theo Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in, Seoul có ý định thông qua chất bán dẫn đứng ra "bảo vệ lợi ích quốc gia".
Hàn Quốc hiện nắm giữ 65% thị trường chip nhớ toàn cầu, phần lớn nhờ vào Samsung. Nhìn chung, quốc gia này đứng thứ hai trên thế giới về sản xuất chất bán dẫn, sau Đài Loan và Hoa Kỳ. Về tổng thể châu Á đang thống trị không gian này: trong năm 2019, châu lục này sản xuất 79% tổng lượng chip trên thế giới.