Tình huống thảm hoạ do nóng lên toàn cầu mô tả trong bài báo đăng trên tạp chí Proceedings of the National Academy of Sciences.
Sự nóng lên toàn cầu
Do tan chảy, chiều cao của núi băng giảm, có nghĩa là bề mặt của tấm lá chắn sẽ tiếp xúc với nhiệt độ ngày càng cao hơn, bởi không khí biển cũng ấm lên nhiều hơn. Điều này càng làm tăng tốc độ tan chảy theo cách phi tuyến tính, dẫn đến điểm giới hạn mà ngay cả khi không có hiện tượng ấm lên toàn cầu nữa cũng sẽ không ngăn cản được sự suy yếu lá chắn băng, mực nước biển dâng lên và làm chậm Dòng đối lưu kinh tuyến Đại Tây Dương (AMOC).
Các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng các sông băng ở Trung và Tây Greenland, trong lưu vực Jakobshavn, đang tiến đến quá trình chuyển đổi quan trọng. Có dự đoán rằng trong tương lai rất gần, lá chắn băng sẽ mất đi phần khối lượng đáng kể.
Theo các chuyên gia, giảm tốc AMOC có thể là nguyên nhân dẫn đến nhiều hiện tượng thời tiết khắc nghiệt dị thường ở châu Âu, bao gồm gia tăng các cơn bão mùa đông, khô hạn và nóng bức ngày càng trầm trọng. Bờ biển phía đông của Hoa Kỳ sẽ dễ bị ngập lụt hơn do khối lượng lớn nước trong hải lưu Gulf Stream (dòng Vịnh) bị hiệu ứng Coriolis làm lệch hướng về phía đông. Theo dự báo, vào năm 2100 hải lưu Gulf Stream (dòng Vịnh) sẽ suy yếu khoảng 34-45% khiến nó càng không ổn định hơn nữa.