Theo thông tin trên trang web của Cơ quan Vũ trụ, tảng băng khổng lồ có diện tích khoảng 4.320 km vuông do các nhà khoa học Anh và Mỹ phát hiện khi phân tích hình ảnh từ bộ máy vũ trụ Sentinel-1.
Tảng băng trôi lớn nhất
ESA lưu ý rằng tảng băng, được đặt ký hiệu A-76, có chiều dài 170 km và bề rộng 25 km. Đây là tảng băng lớn nhất thế giới (lớn hơn cả đảo Mallorca của Tây Ban Nha). Tảng băng đã vỡ ra từ phần cuối phía tây của thềm băng Ronne ở Nam Cực và hiện đang lênh đênh ở biển Weddell.
Cơ quan Vũ trụ thông báo rằng kỷ lục trước đó về độ «khủng» là tảng băng trôi ký hiệu A-32A với diện tích xấp xỉ 3.880 km vuông, cũng ở biển Weddell.
Như trước đây Sputnik đã đưa tin, hiện tượng tan chảy các tảng băng trôi ở Nam Cực có thể kích hoạt phản ứng dây chuyền khiến Trái đất của chúng ta đối mặt với nguy cơ rơi vào Kỷ Băng hà mới.