Bày tỏ lời cảm ơn tới Hà Nội, Phó Thủ tướng Lào Kikeo Khaykhamphithoune nhấn mạnh, Việt Nam là nước đầu tiên gửi hỗ trợ tài chính, chuyên gia, vật tư y tế tới Lào để giúp nước này chống lại đợt bùng phát đại dịch mới nhất, thể hiện tình hữu nghị cao cả, đoàn kết đặc biệt, thủy chung và hợp tác toàn diện giữa hai nước.
Lào - người bạn trung thành nhất của Việt Nam
Hai nhà nước cộng sản đã cùng nhau chiến đấu chống lại Hoa Kỳ trong những năm 1960 và 1970. Pathet Lào khó có thể lên nắm quyền vào năm 1975 nếu không có sự hỗ trợ của Hà Nội, và Đường mòn Hồ Chí Minh, con đường đóng vai trò quan trọng trong chiến thắng của Bắc Việt Nam, sẽ không thể thực hiện được nếu không có sự hỗ trợ của những người cộng sản Lào.
Chỉ có Lào, cùng với Cuba, Việt Nam gọi là "nước anh em". Nếu tính đến lịch sử phức tạp và không tin tương vào Bắc Kinh, thì việc hình thành một khối chính trị thống nhất "Đông Dương" để chống lại một cuộc xâm lược từ phương bắc có thể luôn là ưu tiên trong tư duy chiến lược của Hà Nội., theo ông Nguyễn Khắc Giang - nhà nghiên cứu tại Đại học Wellington, viết trên EastAsiaForum.
Trung Quốc dẫn Lào vào cái bẫy nợ nần
Nhưng gần đây Viêng Chăn tỏ ra ngày càng phụ thuộc vào Bắc Kinh. Việt Nam không thể để mất Lào, như đã xảy ra với Campuchia, vốn hiện nay hoàn toàn nằm trong quỹ đạo của Trung Quốc. Trung Quốc trong một thời gian ngắn đã trở thành nhà đầu tư và chủ nợ chính của Lào. Với mong muốn trở thành “ắc quy của Đông Nam Á” và bán điện thu tiền, Lào đang xây dựng một loạt nhà máy thủy điện trên sông Mekong, tác động đến vùng đồng bằng vựa lúa của Việt Nam. Vientiane tỏ ra không quan tâm đến vấn đề Biển Đông, gây ra sự không hài lòng cho Việt Nam. Trung Quốc đưa Lào vào dự án «Vành đai và Con đường». Tuyến đường sắt từ Côn Minh đến Viêng Chăn, một phần của tuyến đường cao tốc Côn Minh - Singapore, sẽ đi vào hoạt động vào cuối năm nay. Lào đã nợ Trung Quốc ít nhất 250 triệu đô la cho việc xây dựng và trả nợ bằng cổ phần trong mạng lưới điện của mình. Những người chỉ trích Sáng kiến «Vành đai và Con đường (BRI)» của Trung Quốc tin rằng Bắc Kinh đang sử dụng các siêu dự án như tuyến đường sắt cao tốc này để tạo ra bẫy nợ, cố tình dìm các nước đối tác trong các khoản vay nhằm gia tăng ảnh hưởng chính trị đối với họ.
Con đường Việt Nam sẽ ra biển nhanh hơn
Nhưng Việt Nam có lợi thế trong quan hệ với Lào, theo Elena Yakovleva, phó giáo sư tại MGIMO.
"Dự án tuyến đường sắt Việt Lào từ Viêng Chăn đến cảng Vũng Áng (Việt Nam) là một phản ứng xứng đáng của Hà Nội với Bắc Kinh trước tuyến đường cao tốc Côn Minh - Singapore. Nếu nhìn từ Vientiane, thì dự án an toàn và thuận tiện hơn về mặt kinh tế cho Lào: xét cho cùng nó đi qua lãnh thổ một quốc gia thân thiện vô điều kiện và đi ra biển nhanh hơn nhiều. Tuyến đường sắt chạy ngang đó chỉ có Lào, Việt tham gia, trái ngược với tuyến đường sắt chạy dọc có nhiều bên liên quan và hơn nữa, với trọng tâm địa chính trị không giấu diếm của Bắc Kinh (hàm ý đặc biệt là cả hai khía cạnh chống Việt Nam và chống Lào)".
"Trong quá khứ lịch sử, Lào và Việt Nam không có cuộc đụng độ nào đe dọa đến sự tồn tại của nhà nước Lào, điều mà không thể nói đến khi đề cập đến Xiêm-Thái Lan. Trong lịch sử, Trung Quốc luôn ủng hộ Xiêm- quốc gia chư hầu triều cống của họ, trong các vụ xung đột giữa Lào-Xiêm. Cuối cùng (và đây là điều chính), thể chế “quan hệ đặc biệt” giữa Lào và Việt Nam rất đa dạng và cực kỳ linh hoạt, có bề dày kinh nghiệm không thể so sánh được so với quan hệ hiện nay giữa Lào và Trung Quốc".
Tất nhiên, việc CHDCND Lào sa lầy vào các khoản vay của Trung Quốc (cùng với sự tham nhũng ngày càng tăng của các quan chức lãnh đạo đảng và nhà nước) - là một hoạt động kinh doanh rất nguy hiểm, chuyên gia nói tiếp. Việc Vientiane ngoan cố lên gân xây dựng "thủy điện", mà không thèm nhìn lại các nhà máy thủy điện khác trên các nhánh sông Mekong, cũng với sự giúp đỡ của Trung Quốc, là điều thực sự khiến Lào xa cách với Việt Nam (cùng cả Campuchia) và đẩy Vientiane gần hơn với Trung Quốc và Thái Lan xảo quyệt - những quốc gia nhất trí với nhau về nhiều mặt trong việc sử dụng các nguồn tài nguyên sông Mekong.
"Điều nguy hiểm nhất là CHND Trung Hoa hiện có thể điều tiết việc xả và ngăn nước của dòng chính sông Mekong nhờ vào một loạt các nhà máy thủy điện ở thượng nguồn. Với sự trợ giúp của đòn bẩy này, có thể đạt được "sự vâng lời" ngay lập tức theo đúng nghĩa đen của nó, khác với việc siết chặt nợ nần. Nhưng điều này đe dọa cả Lào, Campuchia và Việt Nam. Và đây đã là một nhân tố củng cố tình đoàn kết Việt - Lào. Cũng như sự không hài lòng với chất lượng và tiến độ của các dự án Trung Quốc và sự tham gia tích cực của lao động Trung Quốc trong đó".
Quan hệ của Việt Nam với Lào dựa trên mối quan hệ chặt chẽ sâu sắc về chính trị, kinh tế và văn hóa. Việt Nam đưa ra một đối trọng với bẫy nợ và sự thao túng của Bắc Kinh. Để tăng cường an ninh của chính mình, Việt Nam sẽ nỗ lực tăng cường quan hệ với Lào, đặc biệt, thông qua hợp tác kinh tế sâu rộng, bao gồm cả xây dựng đường bộ, đường sắt, kết nối Lào với Việt Nam và dẫn ra biển. Ban lãnh đạo mới của Lào sẽ cần phải cân bằng giữa hai nước láng giềng mạnh mẽ và không đánh mất chính mình.