Việt Nam: Bầu cử Quốc hội khóa XV trong tâm dịch COVID-19

© Ảnh : TTXVN - Trịnh Quốc DũngĐà Nẵng diễn tập 4 tình huống bầu cử QH và HĐND trong dịch COVID-19
Đà Nẵng diễn tập 4 tình huống bầu cử QH và HĐND trong dịch COVID-19 - Sputnik Việt Nam, 1920, 21.05.2021
Đăng ký
HÀ NỘI (Sputnik) - Trước làn sóng COVID-19 lần thứ tư hoành hành trên diện rộng, Việt Nam đã và đang áp dụng các biện pháp nhanh chóng, kịp thời nhằm đảm bảo cuộc bầu cử Đại biểu Quốc hội khóa XV và Đại biểu Hội đồng Nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021 - 2026 diễn ra suôn sẻ.

Chiều 21/5 tại họp báo về công tác chuẩn bị cho Ngày bầu cử Đại biểu Quốc hội khóa XV và Đại biểu Hội đồng Nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021 - 2026, Hội đồng bầu cử quốc gia đã thông tin với báo chí về các biện pháp cần thiết.

Một số địa phương bầu cử sớm do COVID-19

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ phát biểu kết luận hội nghị - Sputnik Việt Nam, 1920, 21.05.2021
Bầu cử Việt Nam lần này ‘rất đặc biệt’ và cơ cấu ĐBQH chuyên trách ở Trung ương
Trước diễn biến phức tạp của dịch Covid -19, các địa phương đã theo dõi chặt chẽ tình hình và chỉ đạo thực hiện tốt công tác phòng, chống dịch, nhất là tại các khu vực bỏ phiếu, các điểm bỏ phiếu. Về tình hình tổ chức bỏ phiếu bầu cử sớm, Bà Nguyễn Thị Thanh, Ủy viên TƯ Đảng, Ủy viên UBTVQH, Trưởng Ban Công tác đại biểu, Phó Trưởng Ban Tổ chức Trung ương, Uỷ viên Hội đồng bầu cử quốc gia, Phó Trưởng Tiểu ban Thường trực Tiểu ban Nhân sự cho biết:

“Đến thời điểm này, Hội đồng Bầu cử Quốc gia đồng ý cho 16 tỉnh bầu cử sớm. So với thời điểm 18/5, có tỉnh Bắc Ninh đề xuất bầu cử sớm. Đến nay có 16 tỉnh đề xuất và được đồng ý cho bầu cử sớm ở một số điểm, chứ không phải toàn bộ cả tỉnh”.

Về việc phân công các lãnh đạo đi bỏ phiếu ở các địa phương được Bà Nguyễn Thị Thanh thông tin như sau:

“Một nguyên tắc là các đồng chí lãnh đạo đang cư trú ở địa bàn nào thì đi bầu cử ở địa bàn đó. Tuy nhiên, gắn với nhiệm vụ cụ thể của các đồng chí ở Hội đồng Bầu cử Quốc gia (HĐBCQG) cũng như nhiệm vụ của các đồng chí lãnh đạo thì theo luật quy định thì các đồng chí lãnh đạo đi bỏ phiếu ở một số địa phương để gắn liền với việc kiểm tra, chứng kiến giờ khai mạc cũng như không khí của ngày bầu cử. Điều này còn có ý nghĩa vừa đi kiểm tra, vừa động viên các địa phương trong ngày bầu cử, tạo không khí chung của cả nước. Vậy nên, hai nguyên tắc đó là: đang cư trú ở địa bàn nào thì bcu ở địa bàn đo; các đồng chí ở HĐBCQG  làm giấy giới thiệu ở nơi cư trú và thẻ bỏ phiếu để đến nơi kiểm tra để bỏ phiếu”.
© Ảnh : TTXVNBà Nguyễn Thị Thanh, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Trưởng ban Công tác đại biểu.
Việt Nam: Bầu cử Quốc hội khóa XV trong tâm dịch COVID-19 - Sputnik Việt Nam, 1920, 21.05.2021
Bà Nguyễn Thị Thanh, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Trưởng ban Công tác đại biểu.

Theo bà Nguyễn Thị Thanh cho biết thêm, về kết quả bầu cử, Quốc hội sẽ công bố sau 20 ngày. Hội đồng Nhân dân các cấp sẽ công bố sau 10 ngày kể từ ngày bầu cử. Trong quá trình thực hiện bầu cử xảy ra khiếu nại, tố cáo liên quan đến đại biểu nào thì quy định thời gian giải quyết đơn khiếu nại, tố cáo và công bố kết quả xác nhận tư cách của đại biểu đó theo quy định của pháp luật. 

Theo đó, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng sẽ bỏ phiếu bầu cử tại quận Hai Bà Trưng, Hà Nội; Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc -  huyện Củ Chi, TP. HCM; Thủ tướng Phạm Minh Chính - TP. Cần Thơ và Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ - TP. Hải Phòng.

Không được kết thúc việc bỏ phiếu trước 7h tối

Trước câu hỏi của phóng viên rằng theo hướng dẫn của Bộ Nội vụ, một trong những điểm mới của kỳ bầu cử lần này là các địa phương không được kết thúc việc bỏ phiếu, kiểm phiếu trước 7h tối, mặc dù cử tri đã bỏ phiếu 100%. Hội đồng Bầu cử có thể lý giải lý do vì sao lại đưa ra luật thay đổi này so với kỳ bầu cử trước, ông Hoàng Thanh Tùng, Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Ủy Ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật, Phó Trưởng Tiểu ban Thường trực Tiểu ban Văn bản Pháp luật và Thông tin tuyên truyền, trả lời:

“Thứ nhất là đây không phải điểm mới. Quy định này đã được quy định và thực hiện trong cuộc bầu cử Quốc hội và Hội đồng Nhân dân nhiệm kỳ 2016-2021. Theo đó, thời gian tiến hành bầu cử theo quy định của luật là từ 7h sáng đến 7h tối ngày 23/5. Ở một số địa phương, tổ bầu cử có thể bắt đầu tiến hành sớm hơn, nhưng không được trước 5h sáng hoặc có thể kết thúc muộn hơn, nhưng không được muộn hơn 9h tối”.
© Ảnh : TTXVN - Doãn TấnĐồng chí Hoàng Thanh Tùng, Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội trả lời các câu hỏi của phóng viên.
Việt Nam: Bầu cử Quốc hội khóa XV trong tâm dịch COVID-19 - Sputnik Việt Nam, 1920, 21.05.2021
Đồng chí Hoàng Thanh Tùng, Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội trả lời các câu hỏi của phóng viên.

Còn khi 100% cử tri đã đi bầu đầy đủ rồi và kết thúc vào trước 7h tối thì tổ bầu cử đó không được tuyên bố kết thúc bầu cử và kiểm phiếu. Theo ông Tùng, lý do là bởi vì, nếu chúng ta kiểm phiếu trước 7h tối, thì nó sẽ thực hiện trước các tổ bầu cử khác ở trong khu vực bầu cử và kết quả bầu cử của điểm bỏ phiếu đã kết thúc sớm như vậy có thể bị lộ lọt ra bên ngoài, ảnh hưởng đến kết quả bầu cử của các khu vực khác cùng đơn vị bầu cử.

“Do đó, để đảm bảo tính khách quan, công bằng, đảm bảo quyền của cử tri được lựa chọn người mình thấy xứng đáng để bầu làm đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng Nhân dân các cấp không bị tác động bởi các yếu tố khác”, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật lý giải.

Các tổ bầu cử sẽ theo dõi, báo cáo nhanh trong ngày 23/5

Trong câu hỏi trong ngày bầu cử 23/5, Hội đồng Bầu cử Quốc gia tổ chức đi kiểm tra, giám sát tại các địa phương như thế nào, ông Hoàng Thanh Tùng cho biết:

“Hội đồng Bầu cử Quốc gia đã có kế hoạch kiểm tra, giám sát công tác bầu cử trên cả nước theo 3 đợt và đã hoàn thành vào ngày 18/5, và đã có đánh giá tổng kết, chỉ đạo để rút kinh nghiệm để đảm bảo thực hiện đúng quy định của pháp luật”.

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ tiếp Đại sứ Trung Quốc tại Việt Nam - Sputnik Việt Nam, 1920, 21.05.2021
Đại sứ Trung Quốc có lời khen công tác bầu cử của Việt Nam
Trong ngày 23/5, Hội đồng Bầu cử Quốc gia không tổ chức kiểm tra, giám sát tại các điểm bỏ phiếu. Việc theo dõi để xử lý các phát sinh sẽ được thực hiện thông qua báo cáo nhanh của các tổ bầu cử.

“Trong trường hợp có những việc phát sinh đột xuất, bất thường cần tháo gỡ vướng mắc để đảm bảo cuộc bỏ phiếu diễn ra đúng quy định pháp luật, thì các điểm bầu cử ở các địa phương phải báo cáo nhanh, đầy đủ để Hội đồng Bầu cử Quốc gia hướng dẫn xử lý. Định kỳ như đồng chí Tổng Thư ký đã nói thì các tổ bầu cử phải có báo cáo để theo dõi và nắm tình hình”, ông Tùng nhấn mạnh.

Chuẩn bị cho gần 70 triệu cử tri đi bầu

Trả lời câu hỏi liên quan đến tình hình dịch bệnh đang rất phức tạp, Hội đồng Bầu cử Quốc gia đã chỉ đạo như thế nào để đảm bảo giãn cách khi số lượng cử tri rất đông, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Hoàng Thanh Tùng nói:

“Chúng ta có số lượng cử tri đi bầu gần 70 triệu. Hội đồng Bầu cử Quốc gia đã có văn bản hướng dẫn, xử lý các vấn đề đặt ra trong bối cảnh dịch bệnh diễn ra hết sức phức tạp ở nhiều địa phương. Cùng với các cơ quan Chính phủ như Bộ Nội vụ, Bộ y tế cũng đã có hướng dẫn tại trang tin của mình để lãnh đạo, tháo gỡ vướng mắc của các địa phương, đảm bảo cho cuộc bầu cử diễn ra an toàn, đúng pháp luật và cử tri được thực hiện quyền của mình trong khuôn khổ Hiến pháp, pháp luật”.

Đối với những địa phương có địa bàn, khu dân cư bị cách ly xã hội, phong tỏa, hoặc có cơ sở cách ly tập trung vì dịch Covid-19 thì việc tổ chức rà soát, cập nhật danh sách cử tri cũng phải được tiến hành tập trung, đảm bảo cử tri trong khu vực đều được ghi tên vào danh sách cử tri theo quy định của luật và đều được thực hiện bỏ phiếu.

© Ảnh : TTXVN - Doãn TấnChủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Hoàng Thanh Tùng trả lời các câu hỏi của phóng viên.
Việt Nam: Bầu cử Quốc hội khóa XV trong tâm dịch COVID-19 - Sputnik Việt Nam, 1920, 21.05.2021
Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Hoàng Thanh Tùng trả lời các câu hỏi của phóng viên.

Với những địa điểm hoặc khu vực phong tỏa xã hội, cách ly tập trung có đông cử tri thuộc diện cách ly thì tổ bầu cử, Ủy ban Nhân dân cấp xã ở những nơi này có thể thành lập điểm bỏ phiếu riêng. Còn nếu không đông, có thể ghép các cử tri đó vào địa điểm bỏ phiếu thích hợp trong khu vực đó.

“Hội đồng Bầu cử Quốc gia cũng đã có hướng dẫn chi tiết về việc kiểm tra thân nhiệt, khai báo y tế, giãn cách 2 m, thực hiện 5K… và bố trí khu vực cách ly tạm thời đối với cử tri có dấu hiệu sốt, ho, có nguy cơ nhiễm Covid-19. Những điều này đã được quy định rất rõ trong các văn bản hướng dẫn. Các thành viên tổ bầu cử được tập huấn rất kỹ để thực hiện đúng các quy định, cũng như tuyên truyền cho cử tri thực hiện đúng các quy định phòng, chống dịch”, ông Tùng nói thêm.

Đảm bảo đủ số lượng 40% đại biểu chuyên trách

Về câu hỏi, liên quan đến đại biểu Quốc hội chuyên trách, trong bài phỏng vấn hôm qua Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã đảm bảo tỷ lệ đại biểu Quốc hội chuyên trách là 40%, làm thế nào để chúng ta có thể đảm bảo tỷ lệ này, ông Hoàng Thanh Tùng trả lời:

“Việc đảm bảo tỷ lệ đại biểu chuyên trách 40% đã được thực hiện trong quá trình giới thiệu ứng cử viên tham gia ứng cử đại biểu Quốc hội Khóa XV. Các cơ quan, tổ chức đã chú ý hướng dẫn để đảm bảo tỷ lệ này. Chúng ta có 500 đại biểu Quốc hội, 40% đại biểu chuyên trách tương ứng với 200 đại biểu”.

Việc chuẩn bị để có đủ số lượng đại biểu chuyên trách đã được chú ý ngay từ đầu khi chúng ta thực hiện giới thiệu người ứng cử, lựa chọn những người đảm bảo tiêu chuẩn, điều kiện, năng lực trình độ để đảm bảo cử tri có thể tín nhiệm bầu.

“Khi chúng ta sửa từ 35-40% là thách thức rất lớn. Các cơ quan tổ chức đã chú ý chỉ đạo, hướng dẫn để đảm bảo đủ số lượng này. Còn thực tế kết quả bầu cử có đạt được 40% hay không thì đến ngày công bố kết quả bầu cử chúng ta sẽ biết”, ông Tùng nói.

 

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала