Những doanh nghiệp nhỏ buộc phải ngừng hoạt động, bao gồm cả do giá nguyên liệu tăng cao. Theo báo South China Morning Post (SCMP), chính các doanh nghiệp nhỏ thực hiện phần lớn hoạt động kinh tế trong nước. Giảm số lượng nhân viên, tăng giá mua hàng hóa và linh kiện, hậu cần ngừng hoạt động - tất cả những điều này đều gây bất lợi cho hoạt động kinh doanh. SCMP viết về một nhà sản xuất giày dép ở Mumbai, người đã cung cấp các sản phẩm để xuất khẩu. Theo ông, nguyên vật liệu thô đã tăng giá một phần tư, và chỉ có 15 trong số 125 nhân viên của công ty tiếp tục làm việc. Các nhà cung cấp vẫn đang làm việc đều yêu cầu trả trước tiền hàng. Tức là, doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản.
Đại dịch COVID-19 trên thế giới vẫn chưa được kiểm soát. Những ổ dịch mới xuất hiện ở những quốc gia khác nhau. Tất nhiên, điều này có ảnh hưởng cực kỳ tiêu cực đến hoạt động kinh doanh và dẫn đến khủng hoảng kinh tế. Trung Quốc là quốc gia đầu tiên phải đối mặt với đại dịch. Chính quyền đã áp dụng các biện pháp quy mô lớn để hạn chế sự lây lan của dịch bệnh. Ví dụ như đóng cửa một số thành phố, kết quả là hoạt động kinh doanh đã tạm ngừng ở những vùng bị ảnh hưởng nặng nề nhất của Trung Quốc. Không có gì đáng ngạc nhiên khi nền kinh tế Trung Quốc giảm 6,8% trong quý đầu năm 2020. Sự lây lan của COVID-19 đã làm gián đoạn các chuỗi cung ứng, nhưng Trung Quốc vẫn là “công xưởng thế giới”, hơn nữa, trong những năm gần đây, nước này đã trở thành một khâu quan trọng có giá trị gia tăng cao trong chuỗi giá trị toàn cầu. Chính bởi vậy các tập đoàn lớn bắt đầu nghĩ đến việc đa dạng hóa chuỗi cung ứng. Rốt cuộc, sự phụ thuộc vào một quốc gia khiến hoạt động kinh doanh của họ dễ bị tổn thương.
Ban đầu, các tập đoàn xuyên quốc gia đã xem xét các nước Đông Nam Á và Ấn Độ như một sự thay thế cho Trung Quốc. Ngoài trải nghiệm tiêu cực về dịch bệnh, họ còn chú ý đến một yếu tố khác. Cuộc đối đầu kinh tế thương mại giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc đang “nóng lên” từng ngày. Do đó, các công ty từ các quốc gia, chủ yếu là các đồng minh chính trị của Hoa Kỳ, quyết định rằng, việc tránh phụ thuộc vào Trung Quốc có thể bảo vệ họ khỏi các rủi ro chính trị. Nhiều công ty bắt đầu nhìn vào Ấn Độ, một quốc gia có mối quan hệ thân thiện với Hoa Kỳ.
Thoạt nhìn, Ấn Độ là đối thủ cạnh tranh hợp lý nhất, là một quốc gia có thể thay Trung Quốc trở thành “công xưởng thế giới”. Trung Quốc và Ấn Độ có một đặc điểm giống nhau: dân số đông. Ấn-Độ có vị trí địa lý thuận tiện cho hoạt động chuyên chở, lưu giữ và cung cấp hàng hóa. Cuối cùng, dân số nghèo là một lượng lớn lao động giá rẻ. Chính yếu tố này đã từng đóng một vai trò quan trọng trong quá trình phát triển Trung Quốc như một công xưởng thế giới. Tuy nhiên, hiện nay CHND Trung Hoa đang mất đi “lợi thế” này, do mức sống của quốc gia này không ngừng tăng lên.
Trên thực tế, chỉ riêng lao động giá rẻ là không đủ để phát triển thành công quá trình sản xuất. Xét cho cùng, Trung Quốc, trong số những thứ khác, không ngừng phát triển cơ sở hạ tầng: giao thông, năng lượng, sản xuất. Hóa ra, các cụm công nghiệp rất thuận lợi cho các nhà sản xuất nước ngoài: các nhà cung cấp tất cả các thành phần và nguyên liệu cần thiết để sản xuất hàng hóa đều tập trung ở một nơi. Điều này cho phép rút ngắn chuỗi cung ứng. Mạng lưới đường cao tốc bao phủ rộng khắp, nguồn cung cấp điện ổn định - tất cả những điều này đã tạo điều kiện để các công ty nước ngoài có thể sản xuất hầu hết mọi sản phẩm trên lãnh thổ Trung Quốc - từ đồ chơi mềm đến máy chụp cắt lớp.
Ở Ấn Độ, nhiều vấn đề vẫn chưa được giải quyết
Ở Ấn Độ, quá trình xây dựng mạng lưới đường bộ diễn ra cực kỳ chậm chạp - đôi khi phải mất mấy năm để ký thỏa thuận mua đất bởi vì "bệnh" quan liêu là một rào cản lớn. Do đó, một tuyến đường giao nhận hàng hóa với khoảng cách tương đương ở Ấn Độ mất nhiều thời gian hơn ở Trung Quốc. Dòng điện, nguồn nước bị gián đoạn liên tục - những khó khăn này quá quen thuộc với nhiều nhà sản xuất ở Ấn Độ. Kết quả là, quá trình chuyển dịch các cơ sở sản xuất sang nước này diễn ra vô cùng chậm chạp.
Một số công ty, chẳng hạn như Hon Hai Precision Industry, là một trong những nhà sản xuất hợp đồng điện tử lớn nhất trên thế giới, đã đưa ra quyết định mạo hiểm và chuyển một phần nhỏ sản xuất điện thoại thông minh (chủ yếu là các mẫu giá rẻ cho thị trường Ấn Độ) sang Ấn Độ. Quyết định này có vẻ có lợi về mặt kinh tế. Các nhà chức trách Ấn Độ đang thực hiện các biện pháp có mục tiêu để hỗ trợ các lĩnh vực chính của nền công nghiệp, bao gồm điện tử và dược phẩm. Theo đó, bất kỳ nhà sản xuất điện thoại thông minh nào ở Ấn Độ, có sản phẩm giá trên 15 nghìn rupee / chiếc (205 USD), đều được trợ cấp với số tiền từ 4% đến 6% chi phí bán hàng bổ sung so với mức của năm tài chính 2019. Theo các nhà chức trách, biện pháp này sẽ giúp tăng sản lượng trong nước, vì trong trường hợp này, trợ cấp phụ thuộc trực tiếp vào khối lượng tăng trưởng sản xuất trong nước.
Đại dịch gây khó khăn cho kế hoạch của chính phủ Ấn Độ
Trong khi tác động tổng thể của sự gián đoạn chuỗi cung ứng đối với các doanh nghiệp Trung Quốc là không lớn – tổng kim ngạch thương mại giữa Trung Quốc và Ấn Độ là rất nhỏ - Trung Quốc vẫn phụ thuộc vào nguồn cung hàng hóa trung gian từ Ấn Độ ở một số lĩnh vực, chuyên gia Yu Longyu, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Ấn Độ tại Đại học Thẩm Quyến, nói với Sputnik.
Các nhà chức trách Ấn Độ đã nỗ lực trong nhiều năm để nâng cao khả năng cạnh tranh của ngành công nghiệp. Chương trình Sản xuất tại Ấn Độ của Thủ tướng Narendra Modi được cho là sẽ giảm đáng kể tỷ trọng nhập khẩu và sẽ cung cấp chu kỳ đầy đủ cho nhiều ngành công nghiệp trong nước. Theo các nhà chức trách, chương trình này sẽ tạo ra khoảng 100 triệu việc làm mới vào năm 2022. Tuy nhiên, hiện tại, có những nghi ngờ về hiệu quả của chương trình, trước hết là do các yếu tố liên quan.
Tất nhiên, đại dịch là một thảm họa. Nhưng, sự tăng trưởng kinh tế phụ thuộc vào cách quốc gia đối phó với đại dịch. Ví dụ, Trung Quốc đã đối phó với đại dịch thành công hơn nhiều quốc gia, kết quả là trong năm 2020, đất nước này đạt tăng trưởng dương.
Tình hình hiện tại ở Ấn Độ là một trở ngại lớn trong nỗ lực phát triển cơ sở công nghiệp của riêng mình và tiến lên "nấc thang" cao hơn trong chuỗi giá trị toàn cầu. Đầu năm nay, Foxconn cuối cùng đã quyết định bắt đầu sản xuất điện thoại thông minh hàng đầu mới nhất của mình, iPhone 12, tại Ấn Độ. Nhưng, theo báo cáo của các phương tiện truyền thông, hoạt động sản xuất iPhone 12 tại nhà máy của Foxconn ở Ấn Độ đã sụt giảm tới hơn 50% do nhiều nhân viên bị nhiễm Covid-19. Đại dịch đã buộc Suzuki, Honda và Toyota phải tạm thời ngưng sản xuất tại Ấn Độ. Giờ đây, mọi thứ phụ thuộc vào việc làn sóng COVID-19 thứ hai sẽ hoành hành trong bao lâu. Theo các chuyên gia, nếu làn sóng đại dịch sẽ tiếp tục kéo dài trong suốt mùa hè, các công ty sẽ bắt đầu quá trình ngược lại - dịch chuyển các cơ sở sản xuất khỏi Ấn Độ sang các nước khác có điều kiện thuận tiện hơn.