Người ta lưu ý dòng vi rút cúm mới lần đầu tiên được phát hiện trên một con vịt ở Trung Quốc vào năm 2010. Đến năm 2014, dịch bệnh bùng phát ở Nhật Bản, Hàn Quốc trên cả gia cầm nuôi và chim hoang dã; đến năm 2016, dịch bệnh bùng phát ở các loài chim ở Ấn Độ, Nga, Mông Cổ, Hoa Kỳ và một số khu vực Châu Âu.
"Năm 2020, các đợt bùng phát được quan sát thấy ở 46 quốc gia. Shi và Gao lưu ý vần đề này cho thấy virus có thể lây lan rất nhanh. Đáng báo động hơn nữa là báo cáo về tình trạng lây nhiễm chéo ở bảy công nhân nông nghiệp Nga vào tháng 12 năm ngoái", bài báo viết.
Khả năng gây bệnh cao của vi rút
Theo các nhà khoa học Trung Quốc, các công nhân bị nhiễm bệnh không có triệu chứng và không có dấu hiệu cho thấy virus đang được truyền từ người sang người.
"Nhưng họ (các nhà khoa học) chỉ ra rằng một khi đã bị nhiễm, thường không mất nhiều thời gian để vi rút thích nghi với các nạn nhân khác", thông tin cho biết.
Các nhà nghiên cứu cũng lưu ý H5N8 có khả năng gây bệnh cao, nhưng việc giám sát cẩn thận các trang trại, chợ và chim hoang dã, cùng với các biện pháp kiểm soát lây nhiễm tiêu chuẩn, có thể làm chậm sự lây lan của vi rút.
Đọc thêm: