Nhà lãnh đạo Mỹ đã chỉ thị cho chính phủ của mình phối hợp chặt chẽ với Liên minh châu Âu cũng như các tổ chức quốc tế, đưa ra đề xuất về các phương án truy cứu trách nhiệm đối với những người liên quan đến vụ máy bay hạ cánh khẩn cấp nói trên.
"Tôi hoan nghênh thông tin EU kêu gọi áp đặt các biện pháp trừng phạt kinh tế có mục tiêu và các biện pháp khác", - ông Biden nói.
Trước đó, Tổng thống Mỹ đã kêu gọi trả tự do cho Protasevich "và các tù nhân chính trị khác bị chế độ Lukashenko giam giữ một cách bất công". Chính trị gia cũng nói thêm rằng ông đánh giá vụ việc là "hành động tấn công đáng hổ thẹn nhằm vào bất đồng chính kiến và tự do báo chí".
Sự cố với máy bay Ryanair
Vào ngày 23 tháng 5, một máy bay chở khách của hãng Ryanair trên đường bay từ Athens đến Vilnius đã phải hạ cánh khẩn cấp ở Minsk sau khi có tin báo từ Minsk rằng máy bay bị đặt mìn. Một chiếc tiêm kích MiG-29 của Không quân Belarus được điều lên để hộ tống máy bay hạ cánh. Ngay sau khi hạ cánh, lực lượng an ninh Belarus đã bắt giữ Protasevich, người có mặt trên chuyến bay. Dữ liệu về các thiết bị nổ trên máy bay không được xác nhận. Tại quê nhà, Protasevich bị cáo buộc lập ra một tổ chức cực đoan và kêu gọi dân chúng bạo loạn sau cuộc bầu cử Tổng thống Belarus vào tháng 8/2020.
Những vụ cưỡng bức máy bay hạ cánh ở châu Âu
Thực tế hạ cánh cưỡng bức máy bay xuất phát từ châu Âu. Tháng 7 năm 2013, cơ quan tình báo Mỹ nghi ngờ máy bay của tổng thống Bolivia Evo Morales chở Edward Snowden từ Moskva. Máy bay được yêu cầu hạ cánh ngay lập tức. Pháp và Bồ Đào Nha đã rút lại quyền sử dụng không phận, do đó máy bay đã phải hạ cánh xuống Vienna. Sau khi khám xét kỹ lưỡng, hóa ra Snowden không có mặt trên máy bay với Tổng thống Bolivia.