Cuộc điện đàm giữa Phó Thủ tướng Quốc vụ viện Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa Lưu Hạc và Đại diện Thương mại Hoa Kỳ Katherine Tai diễn ra vào sáng 27 tháng 5. Bộ Thương mại CHND Trung Hoa gọi cuộc trao đổi quan điểm là "thẳng thắn và mang tính xây dựng", đồng thời lưu ý rằng các bên coi việc phát triển thương mại song phương là quan trọng và nhất trí tiếp tục trao đổi.
Văn phòng Đại diện thương mại Hoa Kỳ cũng cho rằng đó là cuộc đối thoại "thẳng thắn". Tuyên bố nói rằng Katherine Tai đã có cuộc đàm thoại với Lưu Hạc để thảo luận về tầm quan trọng của quan hệ thương mại giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc. Bà đưa ra các vấn đề " cần quan tâm" và cũng "mong muốn được thảo luận thêm với Phó Thủ tướng Lưu Hạc".
Trả lời phỏng vấn Sputnik, Jiang Yuechun, chuyên gia tại Trung tâm kinh tế thế giới và phát triển thuộc Viện các vấn đề quốc tế Trung Quốc, gọi cuộc điện đàm này là một "dấu hiệu tốt" thuận lợi cho việc các bên trở lại bàn đàm phán.
Theo báo cáo về cuộc hội đàm giữa các đại diện thương mại của CHND Trung Hoa và Hoa Kỳ, vẫn chưa rõ các vấn đề cụ thể đã được đưa ra thảo luận, và các bên có thể đồng thuận trong lĩnh vực nào. Nhà nghiên cứu Trung Quốc nổi tiếng người Nga, Viện trưởng Viện Viễn Đông Alexei Maslov, đã lưu ývề điều này trong cuộc phỏng vấn với Sputnik. Tuy nhiên, nhà khoa học chính trị đánh giá cuộc họp này là "rất tích cực":
“Thể theo tất cả, rõ ràng, Trung Quốc và Hoa Kỳ đã quyết định rất cẩn thận và không nóng vội điều chỉnh lại quan hệ. Đồng thời, cả hai bên vẫn chưa hoàn toàn tin tưởng lẫn nhau. Hoa Kỳ đã đưa ra một số tuyên bố rất gay gắt trong tuần qua. Trước hết, đây là những cáo buộc mới, hầu như không có cơ sở, chống lại Trung Quốc trong việc nhân tạo tạo ra coronavirus, và việc lây lan chúng từ Trung Quốc. Trước sự việc này, Trung Quốc đã phản ứng gay gắt. Thứ hai, đây là những tuyên bố liên quan đến sự ủng hộ của Đài Loan trong các vấn đề khác nhau. Và điều này cho thấy tình hình đã vượt xa phạm vi mâu thuẫn kinh tế. Do đó, các bên hiện đang cố gắng loại bỏ quan hệ kinh tế thương mại khỏi ảnh hưởng của chính trị ở mức độ có thể đến đâu”.
Alexei Maslov cho rằng Trung Quốc và Hoa Kỳ đã hiểu: chiến tranh thương mại cản trở rất nhiều đến sự phát triển nền kinh tế của cả hai nước:
“Hơn nữa, Hoa Kỳ tuyên bố rằng chính họ đang gây sức ép đối với nền kinh tế Trung Quốc, nhưng trên thực tế cũng có một quy trình ngược lại. Cuộc chiến thương mại đã ảnh hưởng nặng nề đến nước Mỹ. Các công ty Mỹ đang chịu lỗ vì họ dự kiến sẽ thâm nhập thị trường Trung Quốc, chủ yếu trong lĩnh vực điện tử và nông sản. Đại diện của Mỹ lo ngại rằng Trung Quốc sẽ bù đắp sự mất mát thương mại ở Mỹ bằng cách phát triển thương mại với các nước khác, chủ yếu ở Đông Nam Á và Mỹ Latinh. Và rõ ràng đối với Mỹ đây sẽ là một tổn thất nghiêm trọng trong tương lai. Vì vậy, có vẻ như Mỹ hiện đang cố gắng trở lại quan hệ thương mại bình thường với Trung Quốc”.
Chuyên gia tin rằng nhìn chung có thể thiết lập đối thoại thương mại thường xuyên giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ.
“Giờ đây, Mỹ sẽ chuyển hướng không quá nhiều để gây áp lực thương mại lên Trung Quốc cũng như áp lực ngành. Trước hết, đây là những hàng hóa công nghệ cao, đây là những hàng hóa gắn liền với sự phát triển của điện tử, công nghệ đám mây, trí tuệ nhân tạo, nhằm ngăn chặn việc Trung Quốc phát huy hết tiềm lực khoa học kỹ thuật và trên thực tế là phá vỡ kế hoạch của Trung Quốc đưa các sản phẩm công nghệ cao của mình ra thế giới bên ngoài. Còn đối với các mặt hàng tiêu dùng, bao gồm cả thực phẩm, sản phẩm dầu, thì hoàn toàn có thể thiết lập quan hệ tại đây”.
Cuộc trò chuyện của Lưu Hạc với Katherine Tai là một cuộc tiếp xúc lớn giữa các bên dưới chính quyền mới của Mỹ sau cuộc điện đàm giữa lãnh đạo cấp cao của hai quốc gia và cuộc gặp của những người đứng đầu các cơ quan ngoại giao ở Alaska, ở Anchorage. Đồng thời với nỗ lực thiết lập đối thoại thương mại, theo giới truyền thông Mỹ, các bên đang cố gắng nối lại liên lạc theo đường quân sự. Tất cả điều này có thể trở thành một bước tiến mới trong việc thiết lập lại quan hệ giữa hai nước.