Theo ông Chris Osborne - tác giả bài báo, "không ai muốn bắn súng bên cạnh gấu Bắc Cực và chim cánh cụt", nhưng Lầu Năm Góc lo ngại về việc băng tan sẽ tạo ra các cơ hội chiến lược mới cho một số quốc gia.
Tăng cường hoạt động ở Bắc Cực
Mới đây, Thủy quân lục chiến Mỹ đã tiến hành tập trận với quân đội Na Uy nhằm cải thiện khả năng hoạt động trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt. Chuyên gia lưu ý rằng liên minh quân sự giữa Washington và Oslo ở Bắc Cực có ý nghĩa rất lớn đối với Lầu Năm Góc, vì Wasington đang tìm cách đối phó với những thành tựu mà Moskva đạt được trong khu vực này. Ngày nay Nga không chỉ sở hữu một số lượng lớn tàu phá băng, mà còn hoạt động trên Tuyến đường biển phía Bắc.
"Nga đã xây dựng các căn cứ quân sự ở Bắc Cực, cũng như tiến hành nhiều hoạt động huấn luyện ở khu vực này. Hàng loạt các cuộc diễn tập đó kích động Mỹ gia tăng đáng kể hoạt động ở Bắc Cực để cân bằng ảnh hưởng chiến lược của mình", tác giả Chris Osborne cho biết.
Việc mở các tuyến đường thủy mới do tốc độ băng tan cao trong khu vực buộc Washington phải đẩy nhanh tiến độ công việc. Đặc biệt, Hải quân Mỹ đã kêu gọi các chuyên gia chế tạo các hệ thống vũ khí có khả năng chống chọi với khí hậu khắc nghiệt. Về phần mình, Văn phòng Nghiên cứu Hải quân Mỹ đã sử dụng thiết bị không người lái dưới nước để nghiên cứu cột nước Bắc Cực nhằm hiểu rõ hơn về biến động nhiệt độ và tác động của chúng đối với các hoạt động quân sự.
Đọc thêm: