“Những mối đe dọa không còn là bí mật đối với ai đang được phát ra chủ yếu từ Mỹ, nhằm loại Nga ra khỏi hệ thống thanh toán SWIFT”, - ông nói.
Đồng thời, Birichevsky nhấn mạnh rằng theo luật pháp quốc tế, chỉ có một cơ quan hợp pháp, và đó là Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc, mới có thể áp đặt các biện pháp trừng phạt.
"Không thể gọi những biện pháp được thực hiện bởi một quốc gia hoặc một nhóm quốc gia là lệnh trừng phạt: các biện pháp trừng phạt chỉ có thể được thực hiện theo quyết định của một cơ cấu có thẩm quyền để làm điều đó, còn những gì các đối tác phương Tây của chúng tôi đang sử dụng đúng ra chỉ là những rào cản để bảo vệ các nhà sản xuất của chính họ và bảo vệ lợi ích của riêng họ trên trường quốc tế. Có những lo ngại rằng hệ thống SWIFT có thể bị đưa vào "vòng xoáy trừng phạt" này, - ông nói.
Nga bị đe dọa ngắt kết nối với SWIFT
SWIFT là hệ thống quốc tế liên ngân hàng để truyền tải thông tin và thực hiện thanh toán, với hơn 11 nghìn tổ chức lớn nhất ở hầu hết các quốc gia trên thế giới được kết nối với nhau. Trên các phương tiện truyền thông thường xuyên có những thông tin nói rằng Nga có thể bị loại khỏi hệ thống này như một trong những biện pháp trừng phạt cứng rắn hơn của phương Tây.
Tuy nhiên, không dễ để loại Nga khỏi SWIFT. Theo Đại diện cấp cao về Chính sách đối ngoại và an ninh của EU Josep Borrell, SWIFT là một tổ chức tư nhân quốc tế, và theo nghĩa đó, Liên minh châu Âu không có thẩm quyền để loại Liên bang Nga ra khỏi tổ chức này.
Đồng thời, để đối phó với những rủi ro về khả năng các ngân hàng trong nước bị ngắt kết nối với SWIFT, Nga đã lập ra hệ thống truyền tải tài chính của riêng mình. Theo dữ liệu mới nhất, đã có 23 tổ chức nước ngoài từ Armenia, Belarus, Kazakhstan, Kyrgyzstan, Đức và Thụy Sĩ tham gia kết nối với hệ thống này.