Giải quyết ‘cơn mê sảng’, ám ảnh về tự do tôn giáo của Mỹ đối với Việt Nam thế nào?

© AFP 2023 / Nhac NguyenChùa Cầu Đông.
Chùa Cầu Đông. - Sputnik Việt Nam, 1920, 31.05.2021
Đăng ký
Cũng như ‘bài ca’ nhân quyền hát mãi không chán, các báo cáo về tự do tôn giáo của Mỹ giống như ‘cơn mê sảng’, nỗi ám ảnh không dứt khi liên tục cáo buộc chính quyền Việt Nam kiểm soát hoạt động tôn giáo, thậm chí, kêu gọi Hà Nội cho phép tất cả các nhóm tôn giáo hoạt động tự do.

Phía Việt Nam cho rằng, các cáo buộc về kiểm soát tự do tôn giáo của Mỹ thiếu khách quan, trích dẫn sai lệch với thông tin chưa kiểm chứng. Chính quyền Hà Nội không ít lần bày tỏ quan điểm sẵn sàng đối thoại thẳng thắn, cởi mở để làm rõ những khác biệt trong vấn đề này.

Cùng với đó, Đảng, Nhà nước, Chính phủ Việt Nam không chấp nhận việc lợi dụng chiêu bài ‘tự do tôn giáo’ để can thiệp công việc nội bộ, chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc.

USCIRF muốn liệt Việt Nam vào danh sách cần quan tâm đặc biệt về tự do tôn giáo?

Ủy ban Hoa Kỳ về Tự do tôn giáo quốc tế (USCIRF) vừa qua đã công bố Báo cáo tình hình tự do tôn giáo thế giới 2020. Không có gì bất ngờ và tiếp tục gây thất vọng khi Việt Nam vẫn bị USCIRF liệt vào danh sách các quốc gia chưa có chính sách tự do tôn giáo thật sự.

Điều đáng nói là USCIRF thậm chí còn muốn đưa Việt Nam vào danh sách các quốc gia đáng quan tâm đặc biệt về vấn đề tôn giáo.

© Ảnh : uscirf.govỦy ban Hoa Kỳ về Tự do tôn giáo quốc tế (USCIRF) vừa qua đã công bố Báo cáo tình hình tự do tôn giáo thế giới 2020.
Giải quyết ‘cơn mê sảng’, ám ảnh về tự do tôn giáo của Mỹ đối với Việt Nam thế nào? - Sputnik Việt Nam, 1920, 31.05.2021
Ủy ban Hoa Kỳ về Tự do tôn giáo quốc tế (USCIRF) vừa qua đã công bố Báo cáo tình hình tự do tôn giáo thế giới 2020.

Báo cáo Tự do tôn giáo quốc tế 2020 của Mỹ công bố đã vấp phải sự phản đối mạnh mẽ, quyết liệt, dứt khoát từ chính quyền Hà Nội.

Thay vì tập trung đề cập đến những nỗ lực của Việt Nam trong trong việc đảm bảo và thúc đẩy đời sống tôn giáo, tín ngưỡng, báo cáo này lại đã đưa ra một số nhận định thiếu khách quan dựa trên những thông tin không chính xác về tình hình thực tế tại Việt Nam.

Đáng chú ý, hết muốn đưa Việt Nam vào danh sách các nước phải quan tâm đáng kể về vấn đề tôn giáo, báo cáo tiếp tục cáo buộc pháp luật Việt Nam kiểm soát đáng kể các hoạt động tôn giáo. Từ đó, còn hối thúc Chính phủ Việt Nam “cho phép tất cả các nhóm tôn giáo hoạt động một cách tự do”.

 Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng trả lời câu hỏi của phóng viên các cơ quan báo thông tấn, báo chí trong nước và quốc tế. - Sputnik Việt Nam, 1920, 11.06.2020
Việt Nam phản hồi về Báo cáo tự do tôn giáo, EVFTA, Mỹ điều tra gỗ dán
Trong phần mở đầu, báo cáo của Ủy ban Hoa Kỳ về Tự do tôn giáo quốc tế cho rằng, năm 2019, tình trạng tự do tôn giáo ở Việt Nam nói chung vẫn có khuynh hướng như các năm trước. Theo USCIRF, cộng đồng các dân tộc thiểu số ở Việt Nam phải chịu nhiều áp bức, kể cả bị hành hung, bắt giữ hoặc trục xuất ra khỏi địa bàn dù họ hành đạo một cách ôn hòa.

Tuy nhiên, ngay trong chính nội dung báo cáo của Ủy ban Hoa Kỳ về Tự do tôn giáo quốc tế đã chứa đựng nhiều điều vô lý, vì nếu các nhóm tôn giáo “hành đạo ôn hòa”, thì tại sao người ta phải đi áp bức – một hành động thừa thãi, chỉ gây trái chiều dư luận.

Thực tế, Nhà nước Việt Nam luôn tôn trọng và thực hiện nhất quán chính sách bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, quyền theo hoặc không theo tôn giáo của người dân, bảo đảm sự bình đẳng, không phân biệt đối xử vì lý do tôn giáo, tín ngưỡng, bảo hộ hoạt động của các tổ chức tôn giáo bằng pháp luật, quy định của Nhà nước. Điều này cũng được quy định hết sức rõ ràng trong Hiến pháp Việt Nam từ xưa đến nay.

Đối với “các phát hiện chính”, Ủy ban Hoa Kỳ về Tự do tôn giáo quốc tế cho rằng tại Việt Nam, “ở một số tỉnh Đông Bắc, nhà chức trách đốt phá ít nhất 35 nhà tang lễ, những nơi được coi là quan trọng cho các lễ lạt cốt yếu của giáo phái Dương Văn Mình”, hay như “vào năm 2019, Chính phủ Việt Nam tiếp tục bắt giữ và bỏ tù nhiều lãnh tụ tôn giáo ôn hòa cũng như các cá nhân bênh vực tự do tôn giáo”, điển hình trong số đó có Nguyễn Bắc Truyển.

USCIRF gọi Nguyễn Bắc Truyển là “người đấu tranh” cho Phật giáo Hòa Hảo nhưng bị nhà chức trách Việt Nam kết án 11 năm tù.

Trong khi đó, trong nước, vốn dĩ, giáo phái Dương Văn Mình gắn liền với những hoạt động, chiêu trò gây mất ổn định an ninh chính trị, đòi thành lập quốc gia ly khai tự trị cho dân tộc Mông ở Tây Bắc.

Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng trả lời câu hỏi của phóng viên trong nước và quốc tế. - Sputnik Việt Nam, 1920, 04.07.2019
Việt Nam chỉ trích Báo cáo Tự do Tôn giáo của Mỹ

Về phần Nguyễn Bắc Truyển, cơ quan chức năng của Việt Nam xác định, đây là một trong những đối tượng khởi xướng, thành lập tổ chức, xây dựng cương lĩnh, điều lệ, quy chế hoạt động và chỉ đạo, điều hành hoạt động của tổ chức gọi là “Hội anh em dân chủ”.

Cần phải chỉ rõ sự thật rằng, thông qua việc lợi dụng việc đấu tranh cho “dân chủ, nhân quyền”, “xã hội dân sự”, đối tượng Nguyễn Bắc Truyển cùng đồng bọn âm mưu che giấu mục đích hoạt động của “Hội anh em dân chủ” nhằm lật đổ chính quyền, Nhà nước, bôi nhọ uy tín của lãnh đạo Đảng, Chính phủ, chính quyền địa phương.

Do đó, việc điều tra, xử lý, xét xử nghiêm minh tội danh của những đối tượng này của phía Việt Nam khẳng định tinh thần thượng tôn pháp luật. Nhà chức trách cũng mong muốn, thông qua việc xét xử “đúng người, đúng tội” có thể thấy cái ranh giới bất khả xâm phạm giữa tự do tín ngưỡng, tôn giáo với các hành vi lợi dụng, vi phạm pháp luật.

© AFP 2023 / Hoang Dinh NamĐứa trẻ nghe bài giảng.
Giải quyết ‘cơn mê sảng’, ám ảnh về tự do tôn giáo của Mỹ đối với Việt Nam thế nào? - Sputnik Việt Nam, 1920, 31.05.2021
Đứa trẻ nghe bài giảng.

Ở tận nước Mỹ xa xôi, những người góp phần làm nên báo cáo về tự do tôn giáo quốc tế 2020, trong đó đề cập đến vấn đề tôn giáo ở Việt Nam đã không nhìn nhận khách quan, đúng thực tế, đầy đủ và đúng đắn về chính sách tự do tôn giáo, hỗ trợ, ủng hộ các tổ chức tôn giáo sinh hoạt đúng pháp luật và hòa hợp với khối đại đoàn kết toàn dân của chính quyền Hà Nội.

Bị ám ảnh với các cáo buộc nhân quyền, đến mức như “mê sảng”, không còn ý thức đúng sai, khách quan, chủ quan, việc báo cáo đưa ra những nhận định, đánh giá phiến diện, không đúng sự thật về tình hình tự do tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam là điều hoàn toàn không gây bất ngờ.

Việt Nam không chấp nhận dùng cáo buộc tôn giáo để can thiệp nội bộ

Chính quyền Hà Nội không chấp nhận việc lợi dụng tôn giáo để hoạt động chính trị, chia rẽ đoàn kết dân tộc và can thiệp vào công việc nội bộ của Việt Nam. Đó là quan điểm nhất quán.

Trong khi đó, báo cáo của Tổ chức Theo dõi nhân quyền quốc tế (HRW) trong khi bàn về vấn đề tự do tôn giáo ở Việt Nam đã dẫn trường hợp của ông Rah Lan Hip (40 tuổi, trú tại, xã Ia Băng, huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai) đã bị nhà chức trách tuyên phạt 7 năm tù vào tháng 8/2019.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng trả lời các câu hỏi của phóng viên báo chí trong và ngoài nước.  - Sputnik Việt Nam, 1920, 09.05.2019
Việt Nam nói Mỹ báo cáo tự do tôn giáo "không khách quan và sai lệch"

Theo bản báo cáo về tôn giáo của Mỹ, ông Hip bị phạt tù vì “khích lệ các tín đồ đạo Tin lành Đề Ga người dân tộc thiểu số chống lại việc chính quyền gây sức ép buộc họ phải bỏ đạo”.

Nhưng sự thật trong thực tế lại hoàn toàn khác. Thực tế, Tin lành Đề Ga không được công nhận ở Việt Nam. Nhóm “Tin lành Đề Ga” được coi là công cụ để tập hợp lực lượng cho Nhà nước Đề Ga độc lập ở bên ngoài nhằm chia tách Tây Nguyên, vùng đất có vị trí chiến lược về an ninh - quốc phòng khỏi Việt Nam, gây chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc.

Trong thực tế, cáo trạng của TAND tỉnh Gia Lai chỉ rõ, ông Rah Lan Hip nhận được sự hậu thuẫn của các đối tượng FULRO sống lưu vong ở Mỹ đã sử dụng Facebook chia sẻ nhiều bài biết về “Tin Lành Đê Ga”. Ông Rah Lan Hip cũng nhóm họp để tuyên truyền cho những người dân tộc thiểu số không được từ bỏ “Tin lành Đề Ga” bởi ở Mỹ đã có “Nhà thờ Đê Ga”, có cờ của “Nhà nước Đê Ga” và tiếp tục tin tưởng, cầu nguyện cho “Nhà nước Đê Ga” sớm thành công.

Đối tượng Rah Lan Hip được các tổ chức, cá nhân phản động ở Mỹ gửi tiền về để thực hiện các hành vi này, gây ảnh hưởng xấu đến tình hình an ninh chính trị ở địa phương.

Đặc biệt, hành vi của ông Hip được xác định gây chia rẽ giữa người dân tộc thiểu số với người Kinh, gây hằn thù, kỳ thị, chia rẽ dân tộc, xâm phạm trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam. Do dó, theo pháp luật Việt Nam, có đủ căn cứ để kết luận Rah Lan Hip phạm tội “Phá hoại chính sách đoàn kết” dân tộc.

© AFP 2023 / Hoang Dinh NamNhà thờ Công giáo ở thành phố Hồ Chí Minh.
Giải quyết ‘cơn mê sảng’, ám ảnh về tự do tôn giáo của Mỹ đối với Việt Nam thế nào? - Sputnik Việt Nam, 1920, 31.05.2021
Nhà thờ Công giáo ở thành phố Hồ Chí Minh.

Chưa hết, báo cáo Tự do tôn giáo Mỹ cũng đề cập đến việc Công an địa phương tại xã Hòa Thắng, thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk tiến hành giải tán hàng chục tín đồ tại một nhà thờ tư gia của Hội thánh Tin lành do các thành viên Hội thánh hoạt động chính trị.

Ông Nguyễn Thiện Nhân sẽ là mối dây gắn kết các thành phần tôn giáo, sắc tộc tại TP HCM thành một khối đại đoàn kết. - Sputnik Việt Nam, 1920, 16.08.2017
Mỹ tiếp tục cáo buộc Việt Nam hạn chế tự do tôn giáo

Báo cáo viết, nhiều thành viên của Giáo hội đã tham dự khóa đào tạo xã hội dân sự ở Thái Lan và gặp gỡ đại diện các cơ quan Liên hợp quốc và các nhà ngoại giao nước ngoài - những người mà họ bày tỏ quan ngại về tình hình nhân quyền ở Việt Nam. Tuy nhiên, cần khẳng định rằng, việc lợi dụng tôn giáo cho các hoạt động chính trị, hoạt động nhằm lật đổ chính quyền, chia rẽ khối đại đoàn kết thì không một quốc gia nào chấp nhận, Việt Nam cũng không phải ngoại lệ.

Do đó, việc yêu cầu chính phủ Việt Nam “cấp phép cho tất cả các nhóm tôn giáo hoạt động một cách tự do”, kể cả các nhóm tôn giáo có hoạt động chống phá được coi là sự can thiệp vào công việc nội bộ của Việt Nam.

Nhìn vào báo cáo về tự do tôn giáo của Hoa Kỳ có thế thấy, đạo Tin lành được đề cập nhiều. Đây cũng là một trong số các tôn giáo có tốc độ phát triển tín đồ nhanh nhất tại Việt Nam do quá trình mở cửa hội nhập và giao lưu văn hóa. Theo VOV, hiện đạo Tin lành có hơn 1,1 triệu tín đồ, trong đó phần lớn thuộc các dân tộc thiểu số như Mông, Êđê, Jrai, K’ho, S’Tiêng, một số khác hoạt động ở các thành phố lớn như TP.HCM.. Điều đáng nói là, trong số hơn 80 tổ chức Tin lành đang hoạt động, chỉ có 10 Tổ chức Tin lành có pháp nhân, 3 tổ chức được cấp đăng ký hoạt động tôn giáo. Còn lại, khoảng 70 tổ chức, nhóm Tin lành (gần 200.000 tín đồ) chưa được cấp đăng ký hoạt động.

Phần lớn các tổ chức Tin lành du nhập từ nước ngoài vào Việt Nam, không có cơ sở thờ tự, chức sắc chủ yếu do tự phong và khác nhau về tiêu chuẩn. Một số  tổ chức Tin lành có hệ thống giáo lý không đúng Kinh thánh, lễ nghi và tín lý trái với văn hóa truyền thống của Việt Nam, có biểu hiện mê tín dị đoan, gây chia rẽ gia đình, xã hội, xung đột với các hội thánh Tin lành truyền thống, làm phức tạp tình hình an ninh, trật tự tại các địa phương.

Việt Nam sẵn sàng trao đổi thẳng thắn với Mỹ về vấn đề tôn giáo

Tại các cuộc họp báo thường kỳ, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng đều khẳng định rõ lập trường của Việt Nam về các vấn đề liên quan nhân quyền, tự do tôn giáo, tự do tín ngưỡng, đảm bảo quyền con người đầy đủ, trọn vẹn.

Bình luận về báo cáo Tự do tôn giáo của chính quyền Hoa Kỳ, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng cho biết, Việt Nam ghi nhận việc Báo cáo Tự do Tôn giáo Quốc tế năm 2020 của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đã đề cập những nỗ lực của Việt Nam trong việc đảm bảo và thúc đẩy đời sống tôn giáo, tín ngưỡng.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng - Sputnik Việt Nam, 1920, 08.06.2018
Việt Nam phản ứng lại Báo cáo tự do tôn giáo của Mỹ
“Tuy nhiên, Báo cáo vẫn đưa ra một số nhận định thiếu khách quan dựa trên những thông tin không chính xác về tình hình thực tế tại Việt Nam”, bà Lê Thị Thu Hằng bày tỏ.

Đại diện Bộ Ngoại giao nêu rõ, Nhà nước Việt Nam luôn tôn trọng và thực hiện nhất quán chính sách bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, quyền theo hoặc không theo tôn giáo của người dân, đảm bảo sự bình đằng, không phân biệt đối xử vì lý do tôn giáo, tín ngưỡng, bảo hộ hoạt động của các tổ chức tôn giáo bằng pháp luật.

Theo bà Lê Thị Thu Hằng, những nỗ lực và thành tựu của Việt Nam về bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo cho người dân được cộng đồng quốc tế thừa nhận rộng rãi.

“Việt Nam luôn sẵn sàng trao đổi thẳng thắn, cởi mở và trên tinh thần xây dựng với Hoa Kỳ về những vấn đề còn có sự khác biệt để tăng cường hiểu biết và đóng góp vào sự phát triển của quan hệ Đối tác toàn diện giữa hai nước”, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao khẳng định.
Giải quyết nỗi ám ảnh về tự do tôn giáo của Mỹ với Việt Nam: Tôn trọng sự thật

Cần nhắc lại, Việt Nam là quốc gia đa tín ngưỡng, tôn giáo với hơn 26,5 triệu tín đồ có đạo, 43 tổ chức thuộc 16 tôn giáo được Nhà nước công nhận hoặc cấp chứng nhận đăng ký hoạt động tôn giáo.

Theo quy định, những tổ chức tôn giáo được nhà nước Việt Nam công nhận phải hoạt động liên tục tối thiểu trong 5 năm kể từ ngày được cấp “đăng ký sinh hoạt tôn giáo”.

Đồng thời, tổ chức tôn giáo đó phải có hiến chương và điều lệ hợp pháp, ban lãnh đạo là người Việt Nam, sinh sống tại Việt Nam, không có án tích, tự chủ trong quản lý tài sản và thực hiện các giao dịch.

Lê Thị Thu Hằng - Sputnik Việt Nam, 1920, 17.08.2017
Mỹ trích dẫn sai thông tin về tự do tôn giáo của Việt Nam

Người có tín ngưỡng, tín đồ các tôn giáo ở Việt Nam được tự do bày tỏ đức tin tại gia đình, cơ sở thờ tự hoặc điểm nhóm đăng ký với chính quyền. Tổ chức tôn giáo được hoạt động theo Hiến chương, điều lệ, được tạo điều kiện in ấn, phát hành kinh, sách tôn giáo, nâng cấp, xây mới cơ sở thờ tự, mở rộng quy mô và hình thức sinh hoạt; tăng cường, mở rộng hoạt động quốc tế…

Những quy định này đều nhằm đảm bảo cho các tổ chức tôn giáo hoạt động một cách ổn định, đồng thời cũng ngăn chặn việc lợi dụng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo để phá hoại hòa bình, độc lập, thống nhất đất nước, kích động bạo lực hoặc tuyên truyền chiến tranh, tuyên truyền trái với pháp luật, chính sách của Nhà nước, chia rẽ nhân dân, chia rẽ các dân tộc, chia rẽ tôn giáo, gây rối trật tự công cộng, xâm hại đến tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tài sản của người khác, hoạt động mê tín dị đoan hoặc thực hiện hành vi vi phạm pháp luật Việt Nam.

Điều mà chính quyền Mỹ không nhìn thấy, hoặc không chịu thừa nhận chính là sự thật ở Việt Nam không có xung đột tôn giáo. Các tôn giáo chung sống hòa hợp, gắn bó đồng hành với dân tộc. Cùng với đó, các chức sắc, tín đồ các tôn giáo tích cực tham gia phong trào xã hội, từ thiện, xóa đói giảm nghèo, đóng góp thiết thực vào sự phát triển của đất nước, nhất là những gì đã chứng minh thông qua công cuộc chống Covid-19 không phân biệt tôn giáo, sắc tộc, cộng đồng thời gian qua.

© AFP 2023 / Manan VatsyayanaChùa Trấn Quốc.
Giải quyết ‘cơn mê sảng’, ám ảnh về tự do tôn giáo của Mỹ đối với Việt Nam thế nào? - Sputnik Việt Nam, 1920, 31.05.2021
Chùa Trấn Quốc.

Phải khẳng định rằng, Việt Nam duy trì chính sách tự do tôn giáo, tự do tín ngưỡng. Tư tưởng nhất quán của Đảng và Nhà nước Việt Nam là tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của nhân dân; đoàn kết tôn giáo, hòa hợp dân tộc.

Do đó, để có thể đánh giá về tình hình tôn giáo, tín ngưỡng ở Việt Nam đúng đắn, cần phải có thái độ khách quan, công tâm và tôn trọng sự thật thực tế thay vì chỉ chăm chăm xuyên tạc, suy diễn mang màu sắc chính trị, nhằm kêu gọi bài xích, hoạt động chống phá chính phủ và Nhà nước Việt Nam theo chiêu bài “dân chủ, nhân quyền, tù nhân chính trị, tù nhân lương tâm” vốn đã cũ rích.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала