Việt Nam khẳng định lại "mục tiêu kép" tại Hội nghị cấp cao P4G

© Ảnh : TTXVN - Dương Văn GiangThủ tướng Phạm Minh Chính tham dự Hội nghị Thượng đỉnh Đối tác về Tăng trưởng xanh và Mục tiêu toàn cầu 2030
Thủ tướng Phạm Minh Chính tham dự Hội nghị Thượng đỉnh Đối tác về Tăng trưởng xanh và Mục tiêu toàn cầu 2030 - Sputnik Việt Nam, 1920, 01.06.2021
Đăng ký
HÀ NỘI (Sputnik) - Thủ tướng đề nghị hơn lúc nào hết, cộng đồng quốc tế cần đồng lòng chung sức giải quyết hài hòa giữa nhu cầu cấp bách phục hồi kinh tế với yêu cầu phát triển xanh và phát triển bền vững.

Thành lập Quỹ chiến lược xanh quy mô 5 triệu USD

Ngày 31/5, tại đầu cầu Hà Nội, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã dự Diễn đàn cấp cao Đối tác vì Tăng trưởng xanh và Mục tiêu toàn cầu (P4G) 2030 bằng hình thức trực tuyến, theo lời mời của Tổng thống nước chủ nhà Hàn Quốc Moon Jae-in.

Điểm thu mua và sơ chế vải sớm tại xã Phượng Sơn, huyện Lục Ngạn (Bắc Giang) - Sputnik Việt Nam, 1920, 26.05.2021
Giữa tâm dịch, Bắc Giang đã nỗ lực ra sao để xuất khẩu 20 tấn vải thiều sang Nhật?

Hội nghị P4G 2030 diễn ra ngày 30-31/5, có gần 70 lãnh đạo cấp cao các nước thành viên P4G, các khách mời và lãnh đạo các tổ chức quốc tế như Liên hợp quốc (UN), Ủy ban liên chính phủ về biến đổi khí hậu (IPCC), Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD), Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), Cơ quan năng lượng quốc tế (IEA)... tham gia.

Phát biểu khai mạc Hội nghị, Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in nhấn mạnh ý nghĩa quan trọng đặc biệt của Hội nghị thượng đỉnh P4G năm nay với chủ đề "Phục hồi xanh bao trùm hướng tới mục tiêu trung hòa carbon."

Dựa trên những thách thức chưa từng có mà thế giới đang phải đối mặt, hơn lúc nào hết cần chung tay hành động nhằm ứng phó biến đổi khí hậu và phục hồi xanh.

Tổng thống Moon Jae-in tuyên bố Hàn Quốc cam kết tăng cường đóng góp vào các nỗ lực chung và hỗ trợ cho các nước đang phát triển trong lĩnh vực môi trường, tăng trưởng xanh, nổi bật là thành lập Quỹ chiến lược xanh mới với quy mô 5 triệu USD, đóng góp thêm 4 triệu USD cho cơ chế P4G.

Thủ tướng đưa ra sáu giải pháp quan trọng

Hoạt động quan trọng nhất của Hội nghị thượng đỉnh là Phiên thảo luận cấp cao diễn ra tối 31/5 (theo giờ Việt Nam) với sự tham dự trực tuyến của lãnh đạo cấp cao các nước Hàn Quốc, Đan Mạch, Colombia, Việt Nam, Hà Lan, Kenya, Costa Rica, Peru, Áo, Thái Lan, Campuchia, Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EU), Tổng giám đốc Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), Đặc phái viên về biến đổi khí hậu của Tổng thống Hoa Kỳ.

Tham quan thực tế các nhà máy để hiểu rõ hơn về hoạt động logistics. - Sputnik Việt Nam, 1920, 31.05.2021
Doanh nghiệp của Đức thấy những khó khăn, thuận lợi nào khi đầu tư vào Việt Nam?

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tham dự Phiên thảo luận cấp cao với tư cách là thành viên sáng lập của P4G. Tại Phiên họp, các nhà lãnh đạo đã tập trung thảo luận ba vấn đề cấp bách trong giai đoạn hiện nay. Đó là phục hồi xanh từ đại dịch COVID-19, nỗ lực của cộng đồng quốc tế đạt mục tiêu trung hoà carbon đến năm 2050 và tăng cường hành động vì khí hậu, tạo thuận lợi cho hợp tác công-tư.

Phát biểu tại Phiên thảo luận cấp cao, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cho rằng thế giới đang trải qua những tác động cộng hưởng với mức độ và quy mô chưa từng có của ba thảm họa là đại dịch COVID-19, biến đổi khí hậu và sự cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên; để lại các hệ lụy to lớn, nhiều mặt, không chỉ hiện nay mà còn với các thế hệ tương lai.

Thủ tướng nhấn mạnh chính đại dịch và những khó khăn, thách thức cũng để các nước thấy rõ hơn tầm quan trọng của việc bảo vệ môi trường sống, bảo đảm hài hòa giữa con người và thiên nhiên và là động lực để thúc đẩy các nước cùng hợp tác vượt qua. Người đứng đầu Chính phủ đã đưa ra sáu giải pháp quan trọng tại Phiên thảo luận:

  1. Thứ nhất, phục hồi xanh, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn cần được triển khai quyết liệt ở cấp độ quốc gia, khu vực và toàn cầu, trong đó khuôn khổ chung là các SDGs của Liên hợp quốc và Thỏa thuận Paris về biến đổi khí hậu. Phương châm là chuyển đổi tư duy, phương pháp luận và cách tiếp cận thực tế từ bị động ứng phó các thách thức sang kết hợp một cách hài hòa, hợp lý, hiệu quả giữa ứng phó với chuyển đổi phát triển kinh tế xanh.
  2. Thứ hai, chuyển đổi xanh cần có lộ trình phù hợp, tính đến điều kiện và năng lực khác nhau của các quốc gia. Các nước phát triển cần tiếp tục tiên phong thực hiện cam kết về giảm phát thải, đồng thời hỗ trợ về tài chính, công nghệ và thể chế cho các nước đang phát triển và các nước bị ảnh hưởng nặng nề của biến đổi khí hậu.
  3. Thứ ba, quan tâm xây dựng thể chế để khuyến khích sự hưởng ứng và tham gia của tất cả các chủ thể trong xã hội, nhất là doanh nghiệp và người dân, thúc đẩy mạnh mẽ hơn nữa các dự án công - tư trong tăng trưởng xanh; hình thành các chuỗi giá trị và ngành nghề mới thông qua xanh hóa sản xuất công - nông nghiệp và dịch vụ.
  4. Thứ tư, nâng cao năng lực chủ động thích ứng của những nơi chịu ảnh hưởng nặng nề của biến đổi khí hậu, trong đó có khu vực Tiểu vùng sông Mekong và Đồng bằng sông Cửu Long ở Việt Nam; thúc đẩy hợp tác quốc tế trong quản lý, sử dụng bền vững nguồn nước xuyên biên giới, góp phần bảo đảm an ninh lương thực, an ninh nguồn nước của khu vực và thế giới.
  5. Thứ năm, ngăn chặn, đẩy lùi và giải quyết cơ bản đại dịch COVID-19 là giải pháp cấp bách hiện nay; đề nghị tăng cường hỗ trợ cung cấp các nguồn vaccine, hợp tác đi lại và duy trì ổn định chuỗi cung ứng toàn cầu, thúc đẩy thương mại-đầu tư quốc tế.
  6. Thứ sáu, nêu cao tinh thần đoàn kết, trách nhiệm, tôn trọng vì lợi ích chung của toàn nhân loại, bảo đảm môi trường quốc tế hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển.

Trong bài phát biểu quan trọng tại Phiên họp, Thủ tướng Chính phủ nhấn mạnh quyết tâm của Việt Nam thực hiện "mục tiêu kép" vừa chống dịch, vừa phục hồi kinh tế; đổi mới mô hình tăng trưởng, tái cơ cấu nền kinh tế, phát triển xanh với con người là trung tâm, chủ thể, và mục tiêu cao nhất của phát triển, trong đó có phát triển xanh.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала