Bức xạ từ điện thoại có nguy hiểm không?
Ông Kosarev lưu ý rằng hầu hết các nhà sản xuất tuân thủ các yêu cầu về mức độ bức xạ, tuy nhiên, cần cẩn thận khi mua thiết bị của các thương hiệu không rõ nguồn gốc, chưa được chứng nhận tại Liên bang Nga.
"Hoàn toàn không cần phải sợ bức xạ, nhưng cần lưu ý rằng mỗi điện thoại đều phát ra bức xạ điện từ, các mẫu điện thoại khác nháu có thể có khác biệt về công suất bức xạ, vì tất cả các nhà sản xuất đều sử dụng các mô-đun khác nhau bên trong thiết bị. "
Trên Internet, nhiều kẻ lừa đảo cố gắng đánh vào nỗi sợ hãi của người dùng và bán "chất trung hòa" bức xạ, và điều này làm giảm hiệu suất của điện thoại hoặc hoàn toàn không ảnh hưởng đến nó.
“Như vậy, khi cố gắng vô hiệu hóa bức xạ nhờ các tấm che và miếng dán đặc biệt, thường là xảy ra tình trạng ngược lại, bạn làm tăng bức xạ lên mức tối đa, có thể gây hại cho cơ thể, dù là ít”, - chuyên gia nói thêm.
Ông Kosarev cho biết, để tránh lo lắng về chiếc điện thoại thông minh của mình một cách không có cơ sở, điều quan trọng là phải luôn nghiên cứu tài liệu trước khi mua, trong đó có SAR, thông số này không được vượt quá 1,6 W / kg.
Hồi mùa đông, ông Kosarev nêu ý kiến rằng thói quen đặt điện thoại dưới gối có thể ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động của não bộ trong tương lai. Theo Piotr Sokov, chuyên khoa thần kinh tại Phòng khám điều trị đau của GKB mang tên Vinogradov, đặt điện thoại thông minh quá gần đầu còn khiến dẫn tới tình trạng lo lắng quá mức.
Đọc thêm: