Doanh nghiệp muốn mua vaccine có được Quỹ vaccine hỗ trợ hay không?

© Ảnh : TTXVN - Bùi Doãn TấnBộ trưởng Bộ tài chính Hồ Đức Phớc
Bộ trưởng Bộ tài chính Hồ Đức Phớc - Sputnik Việt Nam, 1920, 04.06.2021
Đăng ký
HÀ NỘI (Sputnik) - Bộ Y tế vừa đàm phán thêm cung ứng vaccine ngừa Covid-19 từ Johnson & Johnson cũng như việc chuyển giao công nghệ sản xuất vaccine của hãng tại Việt Nam. Cùng với Quỹ vaccine, 70% dân số Việt Nam có thể được tiêm chủng miễn phí.

Việt Nam nỗ lực bằng mọi cách để có đủ 150 triệu liều vaccine

Sáng 4-6, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long đã làm việc trực tuyến với Johnson & Johnson trao đổi về vấn đề nhập khẩu, cung ứng vắc-xin Covid-19 tại Việt Nam. Tại buổi làm việc, hai bên tích cực đàm phán về cung ứng vắc-xin của Johnson & Johnson cũng như vấn đề chuyển giao công nghệ trong sản xuất vắc-xin của hãng tại Việt Nam.

Vắc xin Sinopharm do Trung Quốc sản xuất - Sputnik Việt Nam, 1920, 04.06.2021
Bộ Y tế phê duyệt vaccine của Trung Quốc

Tại buổi làm việc, Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long chia sẻ quan điểm của Việt Nam là làm sao để tiếp cận vắc-xin nhanh nhất, sớm nhất và rộng nhất để phục vụ nhu cầu tiêm chủng của người dân. Cùng với mong muốn Johnson & Johnson có kế hoạch cung ứng vắc-xin Covid-19 cho Việt Nam, phía Việt Nam cũng mong muốn được hợp tác với Johnson & Johnson về gia công và chuyển giao công nghệ để thiết lập nhà máy sản xuất vắc-xin tại Việt Nam.

Theo Bộ trưởng Bộ Y tế, hiện nay rất nhiều tập đoàn lớn của Vệt Nam muốn tham gia vào chuỗi cung ứng vắc-xin toàn cầu. Việt Nam cũng là 1 trong hơn 40 quốc gia có thể sản xuất được vắc-xin phục vụ nhu cầu tiêm chủng của người dân, do đó kinh nghiệm sản xuất vắc-xin của các nhà máy của Việt Nam được đảm bảo. Bộ trưởng Bộ Y tế đề nghị:

"Hệ thống quản lý quốc gia về vắc-xin (NRA) của Việt Nam cũng đã được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cấp chứng nhận đạt tiêu chuẩn của tổ chức này, vì vậy, Việt Nam rất mong muốn Johnson & Johnson chuyển giao công nghệ để sản xuất vắc-xin tại Việt Nam".

Đại diện Johnson & Johnson đánh giá cao công tác phòng chống dịch hiệu quả của Việt Nam. Về khả năng cung ứng vắc-xin Covid-19 của Johnson & Johnson, đại diện của hãng cho biết đã tham gia cơ chế COVAX với cam kết cung ứng 200 triệu liều vaccine ngừa Covid-19 từ nay đến cuối năm 2021.

Sản xuất vắc xin Sputnik V tại Tổ hợp dược phẩm Karaganda - Sputnik Việt Nam, 1920, 03.06.2021
Tại sao Nga đồng ý cung cấp 20 triệu liều vaccine Sputnik V cho Việt Nam?

Phía Johnson & Johnson cam kết sau cuộc làm việc với Bộ Y tế, hãng sẽ nỗ lực triển khai tất cả các giải pháp để thúc đẩy nhanh quá trình cung ứng vắc-xin của Johnson & Johnson qua cơ chế COVAX, để Việt Nam có vắc-xin sớm nhất. Đồng thời, phía Johnson & Jonhson cũng cho biết đã có kế hoạch để nộp hồ sơ đăng ký vắc-xin Jonhson & Jonhson, cũng như nghiên cứu khả năng chuyển giao công nghệ sản xuất vắc-xin cho Việt Nam.

Trong sáng nay, Bộ Y tế cũng vừa phê duyệt vaccine Vero Cell được sản xuất tại Viện Sinh phẩm Bắc Kinh thuộc tập đoàn dược Sinopharm, Trung Quốc, nhằm phục vụ nhu cầu cấp bách trong phòng, chống dịch bệnh COVID-19.

Quỹ vaccine sẽ giúp 70% dân số được tiêm miễn phí

Bộ trưởng Tài chính Hồ Đức Phớc cho biết tính đến ngày hôm nay đã có khoảng 5.000 tỷ đồng đăng ký quyên góp cho Quỹ vaccine Covid-19. Bước đầu, Chính phủ sẽ tiêm miễn phí cho 70% dân số, Bộ trưởng Tài chính Hồ Đức Phớc chia sẻ:

“Bộ Tài chính sẽ quản lý quỹ vaccine Covid-19 một cách công khai, minh bạch và chi tiền theo từng đợt mua vaccine”.

Người đứng đầu Bộ Tài chính cho biết đến nay, số tiền được các tổ chức, cá nhân chuyển quỹ đã là 104 tỷ đồng. Trong khi đó, Bộ Y tế cũng đã tiếp nhận khoảng 1.000 tỷ đồng ủng hộ quỹ từ các nguồn khác nhau. Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp cũng cho biết các tập đoàn, tổng công ty thuộc quản lý của Ủy ban đã đăng ký ủng hộ khoảng 2.000 tỷ đồng. Hiện tại, ngân sách Nhà nước đã bố trí được 14.100 tỷ đồng.

Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long tiêm vaccine phòng COVID-19 - Sputnik Việt Nam, 1920, 02.06.2021
'Sức mạnh vaccine' chỉ phát huy khi Chính phủ và doanh nghiệp cùng kết hợp

Theo tính toán của Bộ Y tế, để tiêm được 70% dân số, Việt Nam cần khoảng 150 triệu liều vaccine. Tương ứng, số tiền bỏ ra để mua vaccine cần khoảng 25.000 tỷ đồng. Số tiền còn lại cần huy động tiền đóng góp của dân, các nhà hảo tâm, các tổ chức, cá nhân, để đảm bảo đủ tiền mua 150 triệu liều. Bộ trưởng Tài chính Hồ Đức Phớc nói:

“Bước đầu, quỹ vaccine sẽ giúp chúng ta tiêm chủng miễn phí cho khoảng 70% dân số”.

Ông nhấn mạnh Bộ Tài chính sẽ vận hành và quản lý Quỹ vaccine một cách minh bạch, thông tin công khai rõ ràng. Số thu của quỹ cũng sẽ được ghi nhận và sẽ được công khai minh bạch trên các website của Bộ Tài chính, Kho bạc Nhà nước và sẽ có thanh tra, kiểm toán theo quy định.

Về vấn đề doanh nghiệp muốn được tiếp cận nguồn vaccine và có thể chủ động mua về, Bộ trưởng Hồ Đức Phớc nhấn mạnh quỹ chỉ cấp tiền cho Bộ Y tế, mua vaccine về phục vụ mục đích toàn dân, ông Phớc khẳng định:

“Các doanh nghiệp chủ động mua thì họ phải tự đảm bảo kinh phí. Quỹ vaccine để phục vụ mua 150 triệu liều, mục tiêu bước đầu là tiêm cho 70% dân số”.

Người đứng đầu ngành tài chính cũng nhấn mạnh, các doanh nghiệp có thể chủ động muốn mua vaccine, nhưng phải thông qua Bộ Y tế, hoặc các doanh nghiệp được Bộ Y tế cấp phép, để đảm bảo an toàn trong quá trình vận chuyển, bảo quản, tiêm chủng.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала