Đại tướng Hoa Kỳ xác nhận Việt Nam đặt mua máy bay huấn luyện quân sự hiện đại

© AP Photo / Kevin P. CaseyMáy bay phản lực T-6 Texan tại triển lãm hàng không Seafair, trong cuộc đua thủy phi cơ Chevrolet Cup trên hồ Washington, Seattle, 2008.
Máy bay phản lực T-6 Texan tại triển lãm hàng không Seafair, trong cuộc đua thủy phi cơ Chevrolet Cup trên hồ Washington, Seattle, 2008. - Sputnik Việt Nam, 1920, 05.06.2021
Đăng ký
Tại buổi họp báo trực tuyến vào ngày 4/6, Đại tướng Kenneth S. Wilsbach, Tư lệnh Không quân Hoa Kỳ ở Thái Bình Dương cho biết Việt Nam đã đặt mua máy bay huấn luyện T-6 từ Hoa Kỳ để nâng cao chương trình đào tạo phi công.

Hoa Kỳ sẽ bán máy bay huấn luyện T-6 cho Việt Nam

Sáng 4/6, trả lời câu hỏi của Tuổi Trẻ Online trong buổi họp báo trực tuyến do Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ tổ chức cho khu vực Châu Á – Thái Bình Dương, Đại tướng Kenneth S. Wilsbach xác nhận Việt Nam đã đặt mua một số máy bay huấn luyện T-6 từ Hoa Kỳ.

Máy bay T-6 Texan II. - Sputnik Việt Nam, 1920, 20.02.2021
Mỹ giúp tăng sức mạnh chiến đấu cho Không quân Việt Nam như thế nào?
“Một trong những điểm nổi bật nhất trong hợp tác giữa Không quân Hoa Kỳ và Việt Nam có lẽ là máy bay T-6, loại máy bay huấn luyện Việt Nam sẽ mua”, Đại tướng Wilsbach chia sẻ khi được hỏi về triển vọng thúc đẩy hợp tác quốc phòng Việt – Hoa Kỳ trong thời gian tới.

Cũng theo Tư lệnh Không quân Hoa Kỳ ở Thái Bình Dương, Việt Nam quan tâm tới máy bay T-6 là nhằm cải thiện chương trình đào tạo phi công chiến đấu.

“Chúng tôi cam kết sẽ hỗ trợ chuyển giao và đưa máy bay vào hoạt động, giúp không quân Việt Nam tăng cường năng lực đào tạo phi công”, ông Wilsbach khẳng định. 

Trước đó, vào đầu năm 2021, tạp chí quân sự Jane’s cho biết Không quân Hoa Kỳ đã mở gói thầu cung cấp 3 máy bay huấn luyện cho Không quân Việt Nam, bao gồm cả gói huấn luyện đào tạo phi công và cung ứng phụ tùng. Dự kiến việc bàn giao máy bay diễn ra chậm nhất vào giữa năm 2023.

Phi công quân sự Việt Nam đầu tiên tốt nghiệp khóa huấn luyện ở Hoa Kỳ là ai?

Năm 2018, Việt Nam cử hai phi công tham gia khóa đào tạo dài 52 tuần với máy bay T-6 Texan II trong Chương trình Lãnh đạo Hàng không (ALP) của Không quân Hoa Kỳ. Thượng uý Đặng Đức Toại trở thành phi công quân sự Việt Nam đầu tiên tốt nghiệp khóa đào tạo trong ALP vào ngày 31/5/2019. Một phi công khác là Trung uý Doãn Văn Cảnh cũng hoàn tất chương trình huấn luyện không lâu sau đó.

Army Games - Sputnik Việt Nam, 1920, 03.02.2021
Không chỉ ở Nga. Hội thao Quân sự quốc tế Army Games 2021 sẽ chính thức có mặt tại Việt Nam

Theo thông tin từ Báo Quân đội Nhân dân, Thượng uý Đặng Đức Toại là phi công kiêm dẫn đường thuộc Phi đội 1, Lữ đoàn 918, Quân chủng Phòng không – Không quân của Bộ Quốc phòng Việt Nam. Tại Hoa Kỳ, phi công Toại đã được tập huấn với hơn 600 giờ bay trên 5 loại máy bay, bao gồm hơn 173 giờ trên máy bay T-6 Texan II mà Tướng Wilsbach đề cập.

T-6 Texan II được phát triển dựa trên mẫu Pilatus PC-9 của Thụy Sĩ. Máy bay được công ty Hàng không vũ trụ và Quốc phòng Raytheon phát triển trong thập niên 1990 và đưa vào biên chế quân đội Hoa Kỳ từ năm 2001, thay thế mẫu Cessna T-37B của không quân và T-34C Turbo Mentor hải quân.

Lực lượng hải quân và hải quân đánh bộ Hoa Kỳ đều sử dụng máy bay này để huấn luyện và đào tạo phi công sơ cấp với giá thành lên đến gần 4,3 triệu USD/chiếc. Ngoài làm nhiệm vụ huấn luyện, bằng một vài thao tác thay đổi có thể biến loại máy bay này thành cường kích hạng nhẹ uy lực.

Hiện nay, Hoa Kỳ đang sử dụng khoảng 446 chiếc T-6 động cơ cánh quạt để đào tạo phi công.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала