Biển Đông - Sputnik Việt Nam, 1920
Biển Đông
Tin tức, sự kiện, quan điểm, bình luận về tình hình Biển Đông, tranh chấp lãnh thổ, biển đảo.

Các nhà lãnh đạo G7 lo ngại về tình hình ở Biển Đông và Biển Hoa Đông

© REUTERS / Jack Hill/Pool Lãnh đạo các nước tham gia hội nghị thượng đỉnh G7.
Lãnh đạo các nước tham gia hội nghị thượng đỉnh G7. - Sputnik Việt Nam, 1920, 13.06.2021
Đăng ký
MATXCƠVA (Sputnik) - Lãnh đạo các nước G7 đã bày tỏ sự lo ngại nghiêm trọng về tình hình ở Biển Đông và biển Hoa Đông, theo tin đưa của Reuters dẫn nguồn từ dự thảo chót của thông cáo G7 sau hội nghị thượng đỉnh kéo dài ba ngày ở Anh.
«Chúng tôi vẫn lo ngại nghiêm trọng về tình hình công việc ở Biển Đông và Biển Hoa Đông, đồng thời phản đối bất kỳ nỗ lực đơn phương nào nhằm thay đổi quy chế hiện trạng và làm gia tăng căng thẳng», - tài liệu cho biết.
Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden và Thủ tướng Nhật Bản Yoshihide Suga. - Sputnik Việt Nam, 1920, 17.04.2021
Lãnh đạo Hoa Kỳ và Nhật Bản ủng hộ hòa bình và ổn định ở eo biển Đài Loan

Hòa bình và ổn định ở eo biển Đài Loan

Ngoài ra, G7 kêu gọi thiết lập hòa bình và ổn định ở eo biển Đài Loan. Đây là lần đầu tiên một cụm từ như vậy xuất hiện trong bản tuyên bố chung của các nhà lãnh đạo G7. Trước đó, các từ ngữ về hòa bình và ổn định ở eo biển Đài Loan được đưa vào tuyên bố chung công bố ngày 17 tháng 4 theo kết quả hội đàm giữa Thủ tướng Nhật Bản Yoshihide Suga và Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden. Sau đó, điểm tương tự cũng được các nhà lãnh đạo Nhật Bản và EU kết cấu vào tuyên bố của họ hồi tháng 5.

Tranh chấp ở Biển Đông  

Căng thẳng trên Biển Đông vẫn tiếp diễn trong nhiều năm do yêu sách của một số nước trong khu vực đối với quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa. Các quốc gia liên quan đến tranh chấp quyền sở hữu vùng lãnh thổ này là Việt Nam và Trung Quốc. Ngoài ra, Brunei, Malaysia, Đài Loan và Philippines cũng tuyên bố chủ quyền với một phần hoặc toàn bộ quần đảo.

Hàng không mẫu hạm Mỹ Carl Vinson ở Biển Đông - Sputnik Việt Nam, 1920, 11.06.2021
Mỹ, Đức, Úc không để Trung Quốc âm mưu bá quyền ở Biển Đông và châu Á – Thái Bình Dương

Ngoài vị trí chiến lược nằm ở ngã tư của Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương, quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa còn được các chuyên gia đánh giá là nơi tập trung trữ lượng dầu và khoáng sản lớn.   

Tại các Hội nghị, họp báo quốc tế, Bộ Ngoại giao Việt Nam luôn thể hiện rõ lập trường của Đảng, Nhà nước, Chính phủ về vấn đề tranh chấp ở Biển Đông. Hà Nội nhiều lần tái khẳng định chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa.

Theo đó, Việt Nam có đầy đủ bằng chứng lịch sử và cơ sở pháp lý để khẳng định chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, phù hợp với luật pháp quốc tế, cũng như chủ quyền, quyền chủ quyền, và quyền tài phán đối với các vùng biển liên quan ở Biển Đông, vốn đã được xác lập phù hợp với Công ước Liên Hợp Quốc về Luật biển 1982 (UNCLOS 1982) cũng như Bộ Quy tắc ứng xử giữa các bên COC.

Đọc thêm:

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала