Ngươi ta không thích mọi thứ từ Trung Quốc
Thoạt nhìn, có vẻ như Trung Quốc là nước đi đầu trong cuộc chiến chống lại đại dịch Covid-19. Họ là nước đầu tiên phát triển vắc xin chống lại căn bệnh này, gần một tỷ mũi tiêm đã được thực hiện ở Trung Quốc, các công ty dược phẩm địa phương gửi hơn 350 triệu liều vắc xin ra nước ngoài và WHO đã cho phép sử dụng vắc xin Sinopharm và Sinovac Biotech do Trung Quốc sản xuất (mặc dù chỉ trong trường hợp khẩn cấp). Tuy nhiên, ở một số quốc gia, người dân từ chối tiêm vắc xin do Trung Quốc sản xuất. Điều này xảy ra ở Việt Nam, Philippines, Đài Loan và một số nước châu Âu. Một người quen của tôi mới đến từ Uzbekistan nói công dân của nước cộng hòa Trung Á này từ chối vắc xin Trung Quốc và mong muốn được tiêm vắc xin "Sputnik-V" của Nga. Và ngay tại chính Trung Quốc, các công dân nước ngoài sống ở đó tìm kiếm cơ hội được tiêm chủng không phải với vắc xin Trung Quốc, mà là với AstraZeneca chẳng hạn.
Giải thích chuyện này như thế nào? Rốt cuộc, vẫn chưa ai chứng minh được liệu vắc xin Trung Quốc có gây nguy hiểm hay không.
Tất nhiên, có những tình cảm chống Trung Quốc do ký ức lịch sử, không có điều gì tốt đẹp được mong đợi từ người Trung Quốc. Nhưng cũng có chủ nghĩa thực dụng ở đây. Người nước ngoài sống ở Trung Quốc và người Philippines đi lao động ở Châu Âu hoặc Mỹ sợ rằng với giấy chứng nhận đã tiêm phòng vắc xin Trung Quốc, người ta sẽ không cho bạn vào bất kỳ quốc gia nào. Đúng là có một mối lo ngại như vậy.
Nhưng lý do quan trọng nhất cho thái độ hiện tại đối với vắc xin Trung Quốc là chính trị. Chính phủ Hoa Kỳ và một số nước phương Tây coi Trung Quốc là đối thủ nguy hiểm của mình, kể cả trong cuộc chiến chống đại dịch. Các nhà tuyên truyền Mỹ thường cáo buộc Trung Quốc lạm dụng "ngoại giao vắc xin", nói Bắc Kinh không cung cấp vắc xin của họ với mục đích tốt, mà để giành được tình cảm đặc biệt của người dân các nước đang phát triển. Các thái độ chính trị đối với vắc xin Trung Quốc (cũng như đối với Nga) hiện diện trong một nhóm nước EU. Các nhà lãnh đạo địa phương thậm chí không muốn đàm phán về việc cung cấp vắc xin Trung Quốc và Nga cho cộng đồng. Đồng thời, có các quốc gia khác ở châu Âu, chẳng hạn như Hungary, Slovakia, nơi các loại vắc xin của Trung Quốc và Nga đã được sử dụng. Nhưng tuyên truyền chống Trung Quốc hoạt động theo hướng này và tạo ra những kết quả gây khó chịu cho Trung Quốc.
Câu trả lời phải mang tính toàn cầu và đa dạng hóa
Sự phân biệt đối xử chống lại ít nhất một quốc gia hoặc công ty sản xuất các phương tiện chống lại đại dịch coronavirus đồng nghĩa với việc làm suy yếu kết quả của cuộc đấu tranh này. Thứ nhất, bởi vì sự lây nhiễm dịch bệnh không có biên giới, mà lây lan toàn cầu. Thứ hai, các nhà khoa học đã đi đến kết luận sự kết hợp của các loại vắc-xin khác nhau chống lại coronavirus sẽ tạo ra tác dụng nâng cao hiệu quả.
Đối với câu hỏi loại vắc xin nào tốt hơn, các chuyên gia đưa ra câu trả lời như sau: những loại vắc xin hiện đang có sẵn và có thể ngăn chặn sự lây nhiễm, giảm khả năng truyền bệnh sang người khác.
Rõ ràng là nếu một mình, cả Trung Quốc, Hoa Kỳ và Nga sẽ không thể cung cấp cho toàn thế giới đầy đủ số lượng vắc xin cần thiết. Do đó, việc nhiều quốc gia nỗ lực phát triển vắc xin trong nước hoặc sản xuất, hợp tác với các công ty lớn nước ngoài, để cứu người dân của mình là điều đương nhiên. Con đường này không chỉ được các nước nổi tiếng với ngành công nghiệp dược rất phát triển như Ấn Độ, Nhật Bản mà cả Hàn Quốc, Việt Nam, Thái Lan và Indonesia đều theo đuổi. Và đây là con đường đúng đắn, chỉ bằng nỗ lực chung của cả nhân loại, mới có thể đánh bại kẻ thù dịch bệnh và cứu sống người dân.