Biến thể đáng lo ngại ở cấp độ toàn cầu vì khả năng lây truyền tăng lên đáng kể. Làm thế nào phân biệt biến chủng virus mới này với các biến chủng trước? Chi tiết - trong tài liệu của Sputnik.
Mức độ lây nhiễm cao
Các nhà virus học hàng tháng phát hiện một hoặc hai chủng virus corona mới. WHO đề xuất sử dụng các chữ cái trong bảng chữ cái Hy Lạp để gọi tên các biến thể của virus SARS-CoV-2 gây bệnh Covid-19 nhằm tránh kỳ thị các quốc gia phát hiện các loại biến thể này lần đầu tiên.
Theo hệ thống mới, bốn biến thể được quan tâm nhất có những cái tên sau: biến thể được phát hiện lần đầu tại Anh cho đến nay được gọi là B.1.1.7 trở thành Alpha; B.1.351 được phát hiện đầu tiên ở Nam Phi chuyển thành Beta, trong khi P.1 từ Brazil chuyển thành Gamma. Biến thể từ Ấn Độ B.1.617 được gọi là Delta. Đây là nhóm biến thể của “Mối lo ngại” (VOC) gây chết người hơn. Theo WHO, đột biến B.1.617 Delta từ Ấn Độ là một "biến thể toàn cầu đáng lo ngại", dễ lây lan hơn các biến thể khác và các triệu chứng của nó nghiêm trọng hơn.
Here are the 4️⃣ variants of concern ⤵️ pic.twitter.com/SrPoxu96NI
— Wellcome (@wellcometrust) June 19, 2021
Theo nghiên cứu của Cơ quan Y tế Công của Scotland được công bố trên Lancet, biến thể Delta từ Ấn Độ có thể tăng gấp đôi nguy cơ nhập viện ở bệnh nhân Covid-19 so với biến thể Alpha từ Anh.
Theo số liệu gần đây nhất của Bộ Y tế công cộng Anh (PHE), biến thể Delta hiện được ước tính chiếm 99% các trường hợp lây nhiễm mới. Các nước khác cũng lâm vào tình trạng tương tự, chủng Ấn Độ đang nhanh chóng lấn át tất cả các chủng khác.
Cách phân biệt
Mặc dù chưa có khuyến nghị rõ ràng để phân biệt các triệu chứng của Delta, nhưng một số đặc điểm đã được biết đến.
Giáo sư Tim Spector từ Đại học King's College London, người đứng đầu cuộc nghiên cứu các triệu chứng COVID, cho biết rằng, những người nhiễm biến thể virus SARS-CoV-2 Delta có thể nghĩ rằng, họ bị "một số bệnh cảm lạnh theo mùa" thay vì COVID-19. Đây là một biến thể dễ lây lan hơn, đặc biệt nguy hiểm đối với những người trẻ tuổi, họ tiếp tục có một cuộc sống năng động, nhầm lẫn triệu chứng của Covid-19 với cảm lạnh.
Theo giáo sư, đau đầu, đau họng và sổ mũi hiện được cho là các triệu chứng của người nhiễm virus SARS-CoV-2, thay vì ho và mất khứu giác hoặc vị giác, trong khi tình trạng sốt vẫn thường xảy ra.
Trả lời phỏng vấn của Sputnik, bà Natalya Pshenichnaya, Phó Giám đốc phụ trách lâm sàng và phân tích của Viện Nghiên cứu Dịch tễ Trung ương, thuộc Cơ quan giám sát, bảo vệ sức khỏe và quyền lợi người tiêu dùng Nga (Rospotrebnadzor), cho biết, biến thể Delta có thể gây ra các triệu chứng như đau bụng, nôn mửa, cũng như chảy nhiều nước mũi như bị cảm.
Danh sách cập nhật các triệu chứng COVID-19 do Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) công bố bao gồm mệt mỏi, đau cơ và cổ họng, nhức đầu, nghẹt mũi hoặc chảy nước mũi, buồn nôn hoặc nôn mửa và tiêu chảy.
Có thể xảy ra mệt mỏi, cảm giác chán nản và thất vọng. Các chuyên gia khuyên bạn nên xét nghiệm COVID-19 ngay sau khi có những dấu hiệu bệnh đầu tiên.
Bí mật "thành công" của một biến thể xảo quyệt
Sợ trước “sóng thần” Covid ở Ấn Độ có thể dẫn đến một thảm họa nhân đạo và đang đe doạ thế giới, các nhà khoa học đã gấp rút nghiên cứu chủng vi khuẩn mới. Gần như ngay lập tức, họ đã phát hiện ra rằng, biến thể mới lây nhiễm nhanh hơn - theo nhiều ước tính khác nhau từ 30 đến 100% so với những biến thể khác.
Theo các chuyên gia, nguyên nhân là do các đột biến, do những thay đổi trong protein đột biến, mà với sự hỗ trợ của nó virus liên kết với thụ thể ACE2 trên bề mặt tế bào. Các nhà khoa học đã phát hiện bốn đột biến như vậy: một số tạo điều kiện cho virus xâm nhập vào tế bào, trong khi những đột biến khác tăng cường khả năng bám vào chúng. Do đó, trong giới khoa học, chủng Ấn Độ được gọi là thể đột biến kép.
Biến thể Delta lây nhiễm các tế bào nhanh hơn và “né” hệ miễn dịch dễ dàng hơn. Và các loại vắc xin COVID-19 kém hiệu quả hơn chống lại biến thể Delta. Nhưng, các nhà khoa học nhấn mạnh, không nên sợ hãi quá mức về điều này.