Nhật Bản đẩy EU vào cuộc đối đầu quân sự với Trung Quốc

© REUTERS / Kim Kyung-HoonBộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Nobuo Kishi.
Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Nobuo Kishi. - Sputnik Việt Nam, 1920, 22.06.2021
Đăng ký
Nhật Bản đang cố tình làm trầm trọng thêm quan hệ với Trung Quốc khi tỏ ra ủng hộ Hoa Kỳ. Các chuyên gia nhận định rằng những nỗ lực của Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Nobuo Kishi nhằm cản trở phát triển quan hệ giữa Trung Quốc và EU dẫn tới sự thất bại của Nhật Bản.

Các lời kêu gọi của Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản có thể ảnh hưởng tiêu cực đến khu vực châu Á-Thái Bình Dương, hòa bình và ổn định trên toàn thế giới, như các chuyên gia lưu ý.

Nhật Bản yêu cầu EU giúp sức trong việc gây áp lực lên Trung Quốc

Nhật Bản kêu gọi châu Âu tăng cường hiện diện quân sự ở châu Á, và bằng cách này tạo ra xung đột lợi ích kinh tế của châu Âu với hoạt động quân sự gia tăng của Trung Quốc. Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Nobuo Kishi nhắc nhở người dân châu Âu rằng khoảng 40% thương mại nước ngoài của châu Âu đi qua Biển Đông, nơi Trung Quốc đang thực hiện "nỗ lực đơn phương nhằm thay đổi hiện trạng". Bộ trưởng đưa ra tuyên bố này trong bài phát biểu trên video tại cuộc họp của Tiểu ban An ninh và Quốc phòng của Nghị viện châu Âu. Ông trở thành bộ trưởng quốc phòng Nhật Bản đầu tiên tham dự một cuộc họp như vậy.

Tàu Jinggangshan của Trung Quốc ở Biển Đông. - Sputnik Việt Nam, 1920, 27.04.2021
Nhật Bản lo ngại trước các hành động tăng cường sức mạnh quân sự của Trung Quốc ở Biển Đông

Nobuo Kishi đã chia sẻ với các nghị sĩ Nhật Bản mối quan ngại nghiêm trọng về "tốc độ xây dựng tiềm năng quân sự nhanh chóng của Trung Quốc." Bộ trưởng lưu ý tầm quan trọng của việc "chung sức kiên quyết chống lại các hành vi gây ra căng thẳng." Xét tới các mối đe dọa chung, Bộ trưởng kêu gọi EU "tiếp tục và mở rộng hợp tác song phương trong lĩnh vực quốc phòng, nhằm tăng cường cam kết của người châu Âu đối với khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương". Ông cũng hoan nghênh việc triển khai tàu chiến từ các nước châu Âu, bao gồm cả Đức, trong khu vực.

EU không có cơ hội can thiệp quân sự tích cực vào các vấn đề của khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương hoặc châu Á - Thái Bình Dương, nhưng một số nước châu Âu dưới ảnh hưởng của Mỹ và Nhật Bản sẽ tham gia các cuộc tập trận chung ở vùng biển xung quanh Trung Quốc. Liu Jiangyun, giáo sư tại Học viện Quan hệ Quốc tế tại Đại học Thanh Hải, đã chú ý đến điều này trong một bài bình luận cho Sputnik. Ông cho biết trong những năm gần đây, các vấn đề về Đài Loan, Hồng Kông, cũng như khu vực biển Đông và biển Hoa Đông được chú ý nhiều hơn ở châu Âu, đặc biệt là tại các hội nghị thượng đỉnh G7 và NATO.

Cơ hội của Tokyo trong việc gia tăng sức ép lên Bắc Kinh có hạn, vì vậy Bộ trưởng Quốc phòng đang yêu cầu châu Âu hiện diện quân sự rộng rãi ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương để chống lại Trung Quốc, chuyên gia Mikhail Belyaev của Viện nghiên cứu chiến lược Nga nêu quan điểm trong một cuộc phỏng vấn với Sputnik. Sáng kiến ​​của Nhật Bản sẽ biến thành thất bại, cuộc đối đầu quân sự với Trung Quốc không có lợi cho châu Âu:

Quốc kỳ Nhật Bản và Trung Quốc - Sputnik Việt Nam, 1920, 29.04.2021
Nhật Bản chơi nước đôi với Trung Quốc và Hoa Kỳ
Đây là hai mặt của một tấm huân chương - lợi ích ích kỷ của Nhật Bản trong việc nhờ châu Âu giúp đỡ nhằm kiềm chế Trung Quốc và cản trở sự phát triển quan hệ của Trung Quốc với EU. Những mối quan hệ này đã ở mức rất cao, không có cách gì đảo ngược quá trình phát triển của chúng, do đó, lời kêu gọi của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Nhật Bản là không có căn cứ. Có thể nhìn thấy đằng sau những tuyên bố này là lợi ích hoàn toàn ích kỷ về chính trị và kinh tế, hoàn toàn không trùng khớp với những lợi ích của châu Âu. Mối quan hệ giữa châu Âu và Trung Quốc đang phát triển khá ổn định. Tuy có một số mâu thuẫn, nhưng đồng thời triển vọng phát triển hơn nữa cũng có thể thấy được, đó là sự tăng cường quan hệ kinh tế, chủ yếu là thương mại, khoa học kỹ thuật, hậu cần, đầu tư. Trong bối cảnh đó, gần như không thể có chuyện châu Âu sẽ đáp trả những lời kêu gọi khiêu khích của Nhật Bản về cuộc đối đầu quân sự với Trung Quốc. Mà thiếu đi thành công này đồng nghĩa với việc Nhật Bản sẽ thua cuộc.

Nhật Bản cho EU thấy rằng mình đang là liên minh mạnh mẽ với Mỹ

Chuyên gia Mikhail Belyaev tin rằng Nobuo Kishi hy vọng thể hiện sức mạnh của liên minh Nhật-Mỹ tại Nghị viện châu Âu, đồng thời đánh giá khả năng của nước ông trong việc tác động đến chính sách của châu Âu đối với Trung Quốc:

Bộ trưởng Ngoại giao Nhật Bản Toshimitsu Motegi, Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Nobuo Kishi đã tổ chức cuộc gặp hai cộng hai tại Tokyo với những người đồng cấp Mỹ, Ngoại trưởng Antony Blinken và Chánh văn phòng Lầu Năm Góc Lloyd Austin. - Sputnik Việt Nam, 1920, 16.03.2021
Mỹ và Nhật chỉ định "điểm nóng" trong quan hệ với Trung Quốc
Đây là một nỗ lực nhằm thể hiện cho châu Âu thấy mối quan hệ của Nhật với Hoa Kỳ, để chứng tỏ rằng Nhật Bản là đại diện và vệ tinh của Hoa Kỳ ở Châu Á. Có thể những tuyên bố này của Bộ trưởng được đưa ra để kiểm tra tình hình, kiểm tra khả năng của mình trong việc tạo ra một liên minh chống Trung Quốc với người châu Âu, và phản ứng của người Mỹ đối với chính sách châu Âu của Nhật Bản. Tokyo hiểu rõ cái giá phải trả cho sáng kiến ​​của mình cũng như những hậu quả của sáng kiến này, nhưng ngoài việc chọc tức Trung Quốc và gia tăng căng thẳng trong khu vực, lợi ích mà sáng kiến này mang lại thực sự ít ỏi.

Có chung quan điểm với chuyên gia Nga là đồng nghiệp Trung Quốc- giáo sư Liu Jiangyun, ông tin rằng những tuyên bố của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Nhật Bản sẽ khiến công chúng nhận thấy rằng chiến lược quốc gia, địa chính trị và chiến lược chống Trung Quốc của Nhật Bản có thể có tác động tiêu cực đến khu vực châu Á - Thái Bình Dương, đến hòa bình và ổn định trên thế giới.

Sau Mỹ, giờ đến lượt Nhật Bản kỳ vọng sẽ lôi kéo EU vào kế hoạch kiềm chế Trung Quốc cả về chính trị và kinh tế. Địa điểm do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng lựa chọn - Nghị viện Châu Âu - rất có thể không phải ngẫu nhiên. Mới đây, cơ cấu châu Âu này đã đưa ra khuyến nghị các nước châu Âu hoãn việc phê chuẩn hiệp định đầu tư của EU với Trung Quốc. Rõ ràng Nhật Bản không tính đến chuyện Nghị viện châu Âu không phải là toàn bộ châu Âu. Và trong trường hợp này, quyết định của Nghị viện châu Âu về thương vụ đầu tư với Trung Quốc đã không nhận được sự ủng hộ rõ ràng ở các nước châu Âu. Hầu hết các công ty châu Âu đang tin tưởng vào việc tăng cường hợp tác với các đối tác Trung Quốc trong việc tái thiết kinh doanh sau đại dịch. Do đó, sự ủng hộ từ Nghị viện châu Âu đối với chiến lược chống Trung Quốc của Nhật Bản khó có thể mang lại hiệu quả mà Tokyo đang trông chờ.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала