Thủ tướng Angela Merkel: “Việt Nam là đối tác quan trọng của Đức”

© Ảnh : Dương Giang-TTXVNThủ tướng Phạm Minh Chính điện đàm với Thủ tướng Đức Angela Merkel.
Thủ tướng Phạm Minh Chính điện đàm với Thủ tướng Đức Angela Merkel. - Sputnik Việt Nam, 1920, 22.06.2021
Đăng ký
Thủ tướng Phạm Minh Chính vừa có cuộc điện đàm với nhà lãnh đạo Angela Merkel, đề nghị Đức hợp tác chuyển giao công nghệ vaccine cho Việt Nam cũng như trao đổi về vấn đề Biển Đông.

Thủ tướng Angela Merkel cho rằng Việt Nam là đối tác quan trọng trong chính sách hướng tới khu vực của Đức, đề cao quan hệ hợp tác Việt Nam - Đức và sẵn sàng hỗ trợ Hà Nội phòng chống Covid-19.

Hà Nội, đồng thời, bày tỏ mong muốn Berlin thúc đẩy Ủy ban châu Âu (EC) sớm gỡ bỏ “thẻ vàng” đối với thủy sản Việt Nam, nhanh chóng hoàn tất phê chuẩn Hiệp định Bảo hộ Đầu tư Việt Nam - EU (EVIPA).

Thủ tướng Phạm Minh Chính điện đàm với lãnh đạo Đức Angela Merkel

Thông tin từ Chính phủ Việt Nam cho biết, chiều ngày 22/6/2021, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tiến hành điện đàm với Thủ tướng Đức Angela Merkel.

Nguồn tin từ Chính phủ Việt Nam khẳng định, cuộc điện đàm diễn ra trong bầu không khí ‘cởi mở, tình cảm, chân thành’ và mang tính xây dựng.

Theo đó, hai Thủ tướng bày tỏ vui mừng về những thành tựu hợp tác sâu rộng giữa hai nước trong hơn 45 năm qua kể từ ngày thiết lập quan hệ ngoại giao.

© Ảnh : Dương Giang-TTXVNThủ tướng Phạm Minh Chính và các thành viên đoàn Việt Nam tham gia cuộc điện đàm với Thủ tướng Đức Angela Merkel.
Thủ tướng Angela Merkel: “Việt Nam là đối tác quan trọng của Đức” - Sputnik Việt Nam, 1920, 22.06.2021
Thủ tướng Phạm Minh Chính và các thành viên đoàn Việt Nam tham gia cuộc điện đàm với Thủ tướng Đức Angela Merkel.
“Việt Nam luôn coi trọng quan hệ Đối tác chiến lược với Đức, mong muốn làm sâu sắc hơn quan hệ gần gũi và tin cậy giữa hai nước trên mọi lĩnh vực”, Thủ tướng Phạm Minh Chính khẳng định.

Về phần mình, Thủ tướng Angela Merkel cho rằng Việt Nam là đối tác quan trọng trong chính sách hướng tới khu vực của Đức, đề cao quan hệ hợp tác  Việt Nam - Đức và nhấn mạnh hai nước đang đứng trước nhiều cơ hội và triển vọng to lớn, cần phát huy mạnh mẽ.

Sớm gỡ bỏ “thẻ vàng” đối với thủy sản Việt Nam

Nhằm củng cố và tăng cường quan hệ hợp tác nhiều mặt tốt đẹp giữa hai nước và trong bối cảnh kỷ niệm 10 năm quan hệ Đối tác chiến lược Việt Nam - Đức (2011 - 2021), hai bên nhất trí sớm nối lại trao đổi đoàn, tiếp xúc cấp cao và củng cố các cơ chế hợp tác, trong đó chú trọng nâng cao hiệu quả Ủy ban hỗn hợp về hợp tác kinh tế Việt Nam - Đức.

Tham quan thực tế các nhà máy để hiểu rõ hơn về hoạt động logistics. - Sputnik Việt Nam, 1920, 31.05.2021
Doanh nghiệp của Đức thấy những khó khăn, thuận lợi nào khi đầu tư vào Việt Nam?

Về kinh tế, hai bên vui mừng về những kết quả hợp tác khả quan giữa hai nước bất chấp khó khăn do đại dịch Covid-19, trong đó Đức tiếp tục là đối tác thương mại hàng đầu của Việt Nam trong EU và Việt Nam là bạn hàng lớn nhất của Đức trong ASEAN.

Lãnh đạo hai nước cũng khẳng định cùng phối hợp chặt chẽ khai thác hiệu quả những cơ hội mà Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) mang lại.

Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị Chính phủ Đức tạo thuận lợi cho việc xuất khẩu nông thủy sản, đặc biệt là hoa quả mùa vụ của Việt Nam vào thị trường Đức.

Cùng với đó, người đứng đầu Chính phủ Việt Nam đề nghị Đức thúc đẩy Ủy ban châu Âu (EC) sớm gỡ bỏ “thẻ vàng” đối với thủy sản Việt Nam đồng thời sớm hoàn tất phê chuẩn Hiệp định Bảo hộ Đầu tư Việt Nam - EU (EVIPA).

Thủ tướng Angela Merkel khẳng định các hiệp định EVFTA và EVIPA là những động lực quan trọng thúc đẩy quan hệ giữa hai bên cả về kinh tế và chiến lược, nhấn mạnh các doanh nghiệp Đức đang có mối quan tâm rất lớn đối với Việt Nam, đặc biệt trong các lĩnh vực năng lượng tái tạo, cơ sở hạ tầng, công nghiệp chế tạo...

Đề nghị Đức hợp tác chuyển giao công nghệ vaccine cho Việt Nam

Tại cuộc điện đàm ngày 22/6, Thủ tướng Phạm Minh Chính chúc mừng thành công của Đức trong kiểm soát dịch bệnh Covid-19 và đánh giá cao đóng góp của Đức với tư cách là một trong những nhà tài trợ lớn nhất cho Sáng kiến COVAX.

Việt Nam – Đức tăng cường quan hệ hợp tác kinh tế - Sputnik Việt Nam, 1920, 13.01.2021
Doanh nghiệp Đức nêu ý kiến về tình trạng tắc đường ở Việt Nam

Đặc biệt, đồng chí Nguyễn Minh Chính cũng đề nghị Đức tạo điều kiện thuận lợi để Việt Nam sớm tiếp cận nguồn vaccine và hợp tác chuyển giao công nghệ sản xuất vaccine với các hãng dược phẩm của Đức.

Lãnh đạo Chính phủ cũng đồng thời cảm ơn chính quyền và nhân dân một số bang của Đức mới đây đã gửi tặng 1 triệu bộ kít xét nghiệm nhanh Covid-19 cho Việt Nam.

Thủ tướng Đức đánh giá cao tinh thần đoàn kết và hỗ trợ lẫn nhau của hai nước trong đại dịch, khẳng định chủ trương tăng cường hợp tác với Việt Nam trong phòng chống Covid-19.

Hai bên cũng nhất trí tiếp tục phối hợp giải quyết những vướng mắc trong giải ngân vốn ODA của Đức để thúc đẩy các dự án hợp tác phát triển, cụ thể như Ngôi nhà Đức, Tuyến tầu điện ngầm số 2 tại TP. HCM và trong các lĩnh vực ưu tiên về ứng phó biến đổi khí hậu, phát triển bền vững.

Cũng nhân cuộc điện đàm này, Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị Chính phủ Đức có chính sách hỗ trợ và tạo điều kiện cho cộng đồng Việt Nam tại Đức sinh sống và làm ăn thuận lợi, nhất là trong giai đoạn sau đại dịch.

Hà Nội và Berlin cũng khuyến khích các hoạt động giao lưu văn hóa, thể thao và hợp tác giữa các địa phương để thắt chặt tình hữu nghị giữa nhân dân hai nước.

Việt Nam – Đức trao đổi về tình hình Biển Đông

Tại cuộc điện đàm cấp cao, hai Thủ tướng Phạm Minh Chính và Angela Merkel đánh giá cao và khẳng định tiếp tục phối hợp chặt chẽ và ủng hộ lẫn nhau giữa Việt Nam và Đức ở các diễn đàn và tổ chức quốc tế, nhất là quan hệ giữa ASEAN - EU.

Về các vấn đề ở Biển Đông, hai bên nhấn mạnh việc đảm bảo hòa bình, ổn định và an ninh, an toàn, tự do hàng hải, hàng không và thượng tôn pháp luật là lợi ích chung của cộng đồng quốc tế.

Lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 cho người dân tỉnh Phú Yên trước khi trở về nơi cư trú.  - Sputnik Việt Nam, 1920, 10.10.2020
Việt Nam ghi nhận 2 ca mắc Covid-19 là người trở về từ Đức và Nga

Hà Nội cùng với Berlin cũng nhất trí thúc đẩy các bên thực hiện đầy đủ, nghiêm túc DOC và đàm phán xây dựng văn kiện COC thực chất, hiệu quả, phù hợp với luật pháp quốc tế và Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982.

Việc vấn đề Biển Đông xuất hiện trong cuộc điện đàm của lãnh đạo cấp cao Chính phủ Việt Nam – Đức cho thấy, xu hướng toàn cầu hóa trong giải quyết một số vấn đề cục bộ. Các quốc gia châu Âu như Anh, Pháp, Mỹ nhiều lần lên tiếng ‘nắn’ Trung Quốc có hành động đơn phương đi ngược lại tuyên bố của các bên về duy trì hòa bình, ổn định ở Biển Đông và làm phức tạp thêm tình hình tuyến hàng hải đặc biệt quan trọng này.

Cùng với Mỹ, sự hiện diện quân sự ngày càng thường xuyên của Đức, Pháp, Anh, Australia với chính sách tự do hàng hải, khu vực cởi mở, được kỳ vọng giúp kiềm chế những động thái gây hấn và đơn phương tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông của Trung Quốc.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала