Theo bà, ban đầu biến thể Delta được phát hiện ở Ấn Độ, nhưng hiện nay nó đã hiện diện ở hơn 85 nước trên thế giới.
“Đặc điểm nghiêm trọng nhất của biến chủng này là nó có khả năng lây lan mạnh ít nhất gấp đôi so với chủng virus ban đầu (SARS-CoV-2)", - bà Swaminathan nhận xét.
Nhà khoa học lưu ý rằng một bệnh nhân mang biến thể này có thể lây nhiễm cho "hai, bốn, sáu và thậm chí tám người khác". Bà Swaminathan giải thích rằng vì lý do này nên hiện tượng cả gia đình nhiễm coronavirus trở nên phổ biến hơn.
“Đáng mừng là hầu hết các loại vắc xin trên thế giới đều có tác dụng, ít nhất là trong việc ngăn ngừa bệnh biến chuyển nặng”, - đại diện WHO cho biết.
Chuyên gia nói thêm rằng dù cho việc tiêm vắc xin rất quan trọng, nhưng mọi người vẫn cần mang trang bị bảo hộ (khẩu trang và găng tay) và duy trì giãn cách xã hội để chống lại các chủng coronavirus.
Theo WHO, chủng coronavirus ở Ấn Độ còn gọi là biến thể Delta, tên khoa học là B.1.617, đã được xác định tại quốc gia này ngày 5/10/2020 ở thành phố Nagpur.